"Dịp Tết là dịp được nghỉ nhiều nhất và nhiều người muốn tận dụng những ngày nghỉ dài này để đi du lịch thật thoả thích. Sau một năm làm lụng vất vả, khách hàng muốn dành cho mình một khoảng thời gian riêng để xả stress thay vì phải quay cuồng và cắm mặt vào những việc nấu nướng, dọn dẹp... Nhiều khách thích đi tour trong nước, có khách lại chỉ muốn nghỉ ngơi ở các khu nghỉ dưỡng yên tĩnh, hoặc có người lại muốn trải nghiệm ở nước ngoài", anh Đoàn Huy (giám đốc một công ty du lịch ở Hà Nội) cho biết.

Combo Long Phụng Sum Vầy – Pháo Hoa Bộ Quốc Phòng

1.985.000 ₫ Giá gốc là: 1.985.000 ₫.1.685.000 ₫Giá hiện tại là: 1.685.000 ₫.

Tiểu cảnh Cha Rồng đưa con xuống biển

Chủ đề Xuân Sum Vầy được thực hiện với mong muốn hướng đến cội nguồn văn hóa Việt trong dịp Tết cổ truyền của dân tộc. Đó còn là lời chúc sum vầy, đoàn viên gửi đến khách du xuân khi tết đến xuân về.

Trong tâm thức người Việt, Tết là dịp để đoàn viên, sum họp. Bên mâm ngũ quả, bánh chưng xanh, câu đối đỏ… mọi người cùng nhau ôn lại những câu chuyện đã qua, cùng nhau chia sẻ niềm vui, ước vọng cho một năm mới an khang thịnh vượng. Giữa bầu không khí quây quần, ấm áp của ngày xuân, câu chuyện về cội nguồn dân tộc là câu chuyện sum vầy quý giá nhất mà Hội hoa xuân Phú Mỹ Hưng Tết Giáp Thìn 2024 muốn “kể lại” với khách du xuân qua những tiểu cảnh trên Đường hoa Phú Mỹ Hưng.

Tiểu cảnh “Con Rồng Cháu Tiên” với hình ảnh Rồng Thần- Chim Tiên cùng nhau ôm bọc trăm trứng nhắc nhớ cho chúng ta về cội nguồn dân tộc, về nghĩa đồng bào. Truyền thuyết Lạc Long Quân- Âu Cơ còn được tái hiện qua hai tiểu cảnh “Cha Rồng đưa con xuống biển” và “Mẹ Tiên đưa con lên non”, gợi nhớ về thời khai hoang mở cõi của người Việt xa xưa.

Tiểu cảnh Mẹ Tiên đưa con lên non

Những biểu tượng thiêng liêng, ngàn đời của văn hóa Việt cũng được tôn vinh qua các tiểu cảnh Cổng chim lạc và Trống đồng Đông Sơn. Bộ số của năm 2024 được thiết kế với phong cách cổ điển, trang trí hoa văn mô phỏng vảy rồng, vừa là dấu ấn linh vật của năm, vừa làm nên sự kết nối giữa truyền thống và hiện đại.

Đường hoa Phú Mỹ Hưng 2024 còn có sân khấu ngập tràn sắc xuân, các tiểu cảnh ngày xuân và làng quê thân thuộc như: phố ông đồ, thuyền hoa, giàn bầu bí, cánh đồng lúa, cánh đồng hoa cải… Cùng với đó là khu vực trưng bày một số hình ảnh của Hội hoa xuân Phú Mỹ Hưng qua 1 giáp (từ năm 2012-2023).

Tiểu cảnh Bộ số 2024 mô phỏng vảy Rồng

Bên cạnh Đường hoa, còn có Chợ hoa Tết, mở cửa từ 23 tháng Chạp đến 30 Tết (02/02-09/02/2024), với khoảng 145 gian hàng hoa, kiểng đến từ các nhà vườn ở TP HCM và các tỉnh như Bến Tre, Đồng Tháp… nhằm phục vụ cư dân khu đô thị Phú Mỹ Hưng và người dân ở khu vực phía Nam Thành phố.

Đặc biệt, với mong muốn lan tỏa những khoảnh khắc, những hình ảnh đẹp của khách tham quan qua các năm, trong chương trình năm nay, Ban Tổ chức phát động cuộc thi ảnh “Khoảnh khắc Hội hoa xuân Phú Mỹ Hưng”. Cuộc thi diễn ra trên nền tảng Facebook từ 03/02-16/02/2024. Theo đó, người tham gia cuộc thi sẽ đăng bài dự thi (là hình ảnh tham gia Hội hoa xuân Phú Mỹ Hưng qua các năm, không giới hạn số lượng, khuyến khích những hình ảnh thể hiện quá trình tham gia qua nhiều năm, những hình ảnh ghi lại dấu ấn của năm) trên trang cá nhân ở chế độ công khai  cùng hashtag: #khoanhkhachoihoaxuanPMH, sau đó gửi link bài dự thi bằng cách bình luận vào bài viết về cuộc thi tại fanpage Phú Mỹ Hưng Ngày Nay. Ban tổ chức sẽ chọn ra những ảnh (hoặc bộ ảnh) đẹp, phù hợp với tiêu chí của cuộc thi để trao giải thưởng. Tổng giá trị giải thưởng cuộc thi “Khoảnh khắc Hội hoa xuân Phú Mỹ Hưng” lên đến 25 triệu đồng.

Lễ Khai mạc Hội hoa xuân Phú Mỹ Hưng Tết Giáp Thìn dự kiến sẽ được tổ chức vào 18:00 ngày 24 tháng Chạp (03/02/2024).

Khu trưng bày hình ảnh Hội Hoa Xuân Phú Mỹ Hưng qua các năm

Ngắm Đường hoa Phú Mỹ Hưng từ dự án The Horizon

Phu My Hung The Horizon là dự án nhà ở duy nhất được triển khai cho đến thời điểm này tại khu Hồ Bán Nguyệt. Dự án có quy mô 166 căn hộ và hiện tại đã được bàn giao đúng hạn. Tọa lạc ở vị trí được xem là trái tim của đô thị, Phu My Hung The Horizon có tầm nhìn độc đáo, có thể ngắm nhìn trọn vẹn Cầu Ánh Sao, Hồ Bán Nguyệt, Crescent Mall và cung đường đi bộ Tôn Dật Tiên- địa điểm tổ chức Đường hoa Phú Mỹ Hưng hàng năm.

SKĐS - Cứ mỗi khi Tết Nguyên đán cận kề, trên nhiều diễn đàn lại nổi lên vấn đề nên bỏ hay giữ tục lì xì đầu năm? Nhiều ý kiến cho rằng nên bỏ phong tục lì xì, "mừng tuổi" nhưng cũng không ít người phản đối vì cho rằng đây là tục lệ lâu đời của dân tộc, là nét đẹp ngày Tết.

Sau nhiều lần cân nhắc, đắn đo, cuối cùng chị Phạm Minh Hường (TP. Việt Trì, Phú Thọ) đã quyết định đặt tour du lịch cho cả gia đình vào đúng dịp Tết Nguyên đán này. Chị Hường cho biết, lúc đầu khi chị đề xuất với cả nhà về việc đi du lịch thì ông bà hai bên đều không hài lòng, lo rằng họ hàng sẽ lời ra tiếng vào. Sau 2 ngày thuyết phục cùng với việc chị Hường gửi cả nhà kế hoạch cụ thể và sẽ chu toàn mọi việc trước Tết thì ông bà nội ngoại đã yên tâm và đồng ý để đi du lịch cùng.

"Vài ngày trước, vợ chồng tôi đã phải lên kế hoạch chi tiết và phân công mỗi người mỗi việc như dọp dẹp nhà cửa, mua sắm, Tết nội ngoại hai bên và họ hàng ruột thịt rồi lo việc đặt tour. Đến lúc này, mọi việc đã ổn thỏa, chiều mùng 1 Tết, cả đại gia đình tôi sẽ bắt đầu hành trình du lịch 5 ngày để trải nghiệm cái Tết ở phương Nam.

"Tôi luôn coi trọng ngày Tết cổ truyền, nhưng tổ chức một chuyến đi du lịch đúng dịp Tết vừa là dịp để cả nhà nghỉ ngơi nhưng cũng vừa mang lại những trải nghiệm mới mẻ để khởi động một năm mới an nhiên và đầy hứng khởi", chị Hường chia sẻ thêm.

Tết là ngày để cháu con quây quần bên ông bà, cha mẹ, để gặp gỡ anh em, họ hàng, bạn bè sau một năm bận rộn với công việc hay bôn ba làm ăn nơi đất khách quê người. Cho nên, việc đi du lịch ngày Tết, để khói hương nguội lạnh, nhà cửa vắng vẻ, cửa đóng then cài..., với nhiều người là điều khó có thể chấp nhận.

Còn anh Phú Thanh (Hải Phòng) cho rằng, Tết là thời điểm để nghỉ ngơi và vui chơi nên chơi gần hay chơi xa cũng không khác về bản chất. "Nhiều người cho rằng, Tết là để con cháu thể hiện tình cảm và trách nhiệm với ông bà cha mẹ, nhưng tôi nghĩ việc có hiếu với cha mẹ là cả đời chứ không chỉ riêng vài ngày Tết. Hơn nữa, việc đi du lịch vào dịp Tết không phải năm nào cũng có thể tổ chức, cho nên cũng không thể nói đi du lịch dịp Tết là bỏ bê khói hương tổ tiên hay không quan tâm đến cha mẹ".

Với chị Hạnh Chi (Đà Nẵng) chia sẻ: "Tôi thấy vấn đề đi du lịch những ngày Tết không có gì đáng để tranh cãi. Chúng ta vẫn có thể chăm sóc và tận hưởng không khí Tết với gia đình duy chỉ khác về địa điểm đón Tết. Hơn nữa, sau một năm quay cuồng với công việc thì chúng ta nên tận dụng thời gian rảnh rỗi này để đi du lịch và coi đây là phần thưởng cho bản thân".

Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn số đông quan niệm Tết là thời gian dành cho gia đình và họ hàng nội ngoại. Nhiều ý kiến cho rằng Tết là để đoàn viên, sum họp, không gì có thể sánh được cảm giác ấm áp khi được ở bên mẹ cha, chăm sóc ông bà hay ngồi bên bếp lửa làm những món ăn truyền thống.

Bạn Trần Vân Nhi (sinh viên năm cuối ĐH Quốc gia Hà Nội) cho biết sau 4 năm đi học xa nhà thì rất nhớ nhà và không mong gì hơn ngoài việc có một cái Tết đoàn viên với gia đình: "Mặc dù năm nay nhóm bạn của em cũng rủ đi du lịch trong dịp Tết Nguyên đán nhưng em không muốn mất đi những khoảnh khắc ấm áp quý giá này bởi nó chỉ có một lần duy nhất trong năm. Em luôn trân trọng những phút giây được ở cùng gia đình, sum vầy bên bố mẹ và anh chị em".

Còn với cô Thanh Nhàn (65 tuổi, ở Vĩnh Phúc) thì cho rằng, Tết là thời gian dành cho gia đình và họ hàng nội ngoại. Ngày nay, nhiều người và nhiều gia đình đang tận hưởng những ngày nghỉ Tết quý giá bằng cách biến nó thành một chuyến du lịch nghỉ dưỡng và khám phá những miền đất mới, những nền văn hóa mới, để cùng tận hưởng không khí "tết lạ" ở một nơi hoàn toàn xa lạ...

"Tết là ngày để cháu con quây quần bên ông bà, cha mẹ, để gặp gỡ anh em, họ hàng, bạn bè sau một năm bận rộn với công việc hay bôn ba làm ăn nơi đất khách quê người. Cho nên, việc đi du lịch ngày Tết, để khói hương nguội lạnh, nhà cửa vắng vẻ, cửa đóng then cài..., với tôi là điều khó có thể chấp nhận", cô Thanh Nhàn chia sẻ.