FTA là một khái niệm xuất hiện rất nhiều trên các phương tiện báo đài, có liên quan đến việc hợp tác phát triển kinh tế giữa các quốc gia. Tuy nhiên nhiều người vẫn chưa thực sự hiểu rõ FTA là gì?

Các FTAs mà Việt Nam đang đàm phán và ký kết

Các thông tin về các FTAs mà Việt Nam đã ký kết và đã có hiệu lực, đã ký kết nhưng chưa có hiệu lực và FTAs chưa ký kết sẽ được trình bày trong bảng dưới đây.

Những FTA mà Việt Nam đang tham gia

Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN-Trung Quốc

Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN-Hàn Quốc

Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản

Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam-Nhật Bản

Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN - Ấn Độ

Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN -Australia-New Zealand

Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Chi Lê

Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Hàn Quốc

Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Liên minh Kinh tế Á Âu

Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương

Hiệp định Thương mại tự do ASEAN và Hồng Kông (Trung Quốc)

Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh Châu Âu

Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Vương quốc Anh

Như vậy, FTA là các Hiệp định thương mại tự do được thoả thuận và ký kết giữa các quốc gia, khu vực với nhau để phát triển việc buôn bán, trao đổi hàng hoá.

Nếu có thắc mắc liên quan đến vấn đề này, độc giả vui lòng liên hệ tổng đài 1900.6192 để được hỗ trợ nhanh nhất.

Nội dung bài viết được cố vấn chuyên môn bởi ThS. Hoàng Thị Lệ Huyền - Thạc sĩ kinh tế Trường Đại học Toulonvar Pháp, Giảng viên Khóa học Xuất nhập khẩu thực tế tại Trung tâm Lê Ánh cơ sở Hà Nội.

FTA là gì?- Tính đến nay, Việt Nam đã ký kết và thực hiện 15 FTA đã ký kết và đang đàm phán 2 FTA khác.

Một FTA đã ký kết và đang trong thời gian phê chuẩn là Hiệp định Hợp tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP).

Hai FTA đang trong quá trình đàm phán bao gồm: FTA Việt Nam - Israel và FTA với Khối thương mại tự do châu u (EFTA_bao gồm 4 nước: Thụy Sỹ, Na Uy, Iceland, Liechtenstein).

Việc ký kết FTA giúp đẩy mạnh quá trình giao thương quốc tế, mang lại nhiều lợi ích cho quốc gia. Cùng Xuất nhập khẩu Lê Ánh tìm hiểu về FTA là gì? trong bài viết dưới đây:

FTA là hiệp ước thương mại được thương thảo giữa hai hoặc nhiều quốc gia. Từ hiệp định này, các bên sẽ đưa ra ký kết nhằm làm giảm hoặc xóa bỏ rào cản thương mại các nước tham gia.

Khi ký kết FTA, nội dung FTA thường bao gồm có những yếu tố quy định về thuế xuất nhập khẩu, hạn ngạch và lệ phí của các hàng hóa và dịch vụ có trong giao dịch FTA cho phép các nước mở rộng tiếp cận thị trường của các bên dễ dàng hơn.

Trong những năm gần đây xuất hiện FTA thế hệ mới. Đây là những hiệp định toàn diện, không chỉ bó hẹp trong thương mại và đầu tư mà có nhiều nội dung có liên quan đến thương mại như đấu thầu, môi trường, sở hữu trí tuệ, lao động,…

Từ đó, tạo môi trường kinh doanh minh bạch và cạnh tranh công bằng giữa các thành viên, trong đó, tiến độ trong cắt giảm thuế của FTA thế hệ mới cũng được thúc đẩy hơn. Đối với cơ chế giám sát của FTA thế hệ mới có yêu cầu trong thực thi chặt chẽ hơn. Ngoài ra, FTA thế hệ mới áp dụng cơ chế pháp lý mới trong giải quyết các tranh chấp phát sinh.Một trong số FTA phải kể đến mà Việt Nam ký kết đó là Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương(CPTPP) và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) do có phạm vi cam kết rộng và mức ưu đãi cao. Hai Hiệp định này được kí kết và có hiệu lực, giúp thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển kinh tế của Việt Nam đặc biệt là trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, giao thương hàng hóa với nước ngoài.

a. Các FTAs đã kí kết và có hiệu lực:

Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA)

AFTA hiện nay bao gồm 10 nước ASEAN: Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanma, Philippines, Singapore, Thái Lan, Việt Nam.

Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA)

Hiệp định khung về Hợp tác kinh tế toàn diện được ký vào ngày 04/11/2002. Hai bên tiếp tục đàm phán và ký kết :

ACFTA gồm 11 thành viên: 10 quốc gia thành viên của ASEAN và Trung Quốc

Hiệp định về Thương mại Hàng hóa (29/11/2004)

Hiệp định về Thương mại Dịch vụ (14/01/2007)

Hiệp định về Đầu tư (15/08/2009)

Khu vực mậu dịch tự do ASEAN -  Ấn Độ

Thoả thuận khung được ký vào 8/10/2003

11 thành viên: 10 quốc gia thành viên của ASEAN và Ấn Độ

Hiệp định về thương mại hàng hóa (13/8/2009 và 24/10/2009)

Bangkok, Thái Lan và Hà Nội, Việt Nam

Hiệp định về Đầu tư (12/11/2014)

Hiệp định về Dịch vụ (13/11/2014)

Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Hàn Quốc (AKFTA)

Hiệp định khung về Hợp tác kinh tế toàn diện (13/12/2005)

AKFTA gồm 11 thành viên: 10 quốc gia thành viên của ASEAN và Hàn Quốc

Hiệp định về Thương mại Hàng hóa ASEAN-Hàn Quốc (24/08/2006)

Hiệp định về Thương mại Dịch vụ ASEAN-Hàn Quốc (21/11/2007)

Hiệp định về Đầu tư ASEAN-Hàn Quốc (02/06/2009)

Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản (AJCEP)

AJCEF gồm11 thành viên: 10 quốc gia thành viên của ASEAN và Nhật Bản

Hiệp định có hiệu lực từ ngày 1/12/2008. Riêng đối với Malaysia có hiệu lực từ 1/2/2009.

Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA)

Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Úc / New Zealand (AANZFTA)

AANZFTA gồm 12 thành viên: 10 quốc gia thành viên của ASEAN và Úc, New Zealand.

Bắt đầu có hiệu lực vào 1/1/2010.

Hiệp định có hiệu lực đối với tất cả các nước vào ngày 10/1/2012.

Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Chilê

Khu vực mậu dịch tự do Việt Nam – Hàn Quốc

Liên minh kinh tế Việt Nam – Á Âu

6 thành viên: Việt Nam, Nga, Armenia, Belarus, Kazakhstan và Kyrgyzstan

Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN-Hồng Kông(AHKIA)

AHKIA gồm 11 thành viên: 10 quốc gia thành viên của ASEAN và Hồng Kông

Dự kiến có hiệu lực sớm nhất vào ngày 01/01/2019

Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)

CPTPP gồm 11 thành viên: Canada, Mexico, Peru, Chilê, New Zealand, Úc, Nhật Bản, Singapore, Brunei, Malaysia và Việt Nam

- Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – EU (EVFTA)

- Hiệp định bảo hộ đầu tư (IPA)

Việt Nam và các nước thành viên Liên minh Châu Âu

Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Vương quốc Anh (UKVFTA)

Tác động của các FTAs tới Việt Nam

Khi ký kết và có hiệu lực, các Hiệp định thương mại tự do đã giúp Việt Nam nâng cao kim ngạch xuất nhập khẩu, thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI).

Sau khi gia nhập ASEAN, WTO cùng với việc ký kết và thực hiện các Hiệp định thương mại tự do với các quốc gia khác, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam cũng có rất nhiều thay đổi trong cơ cấu hàng hóa và đặc biệt cán cân thương mại chuyển từ thâm hụt nặng sang thâm hụt nhẹ và thặng dư những năm gần đây.

Ngoại thương hàng hóa của Việt Nam còn được khẳng định qua bảng xếp hạng về giao dịch thương mại hàng hóa của Việt Nam qua các năm. Đồng thời, với sự tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam, Diễn đàn Kinh tế thế giới xếp hạng năng lực cạnh tranh của Việt Nam tăng lên; Ngân hàng Thế giới xếp hạng về môi trường kinh doanh của Việt Nam cũng tăng lên.

b.Các FTAs mà Việt Nam đã kí nhưng chưa có hiệu lực:

Hiệp định Hợp tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP)

16 thành viên gồm: 10 quốc gia thành viên của ASEAN và Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Úc, New Zealand

Dự kiến có hiệu lực sớm nhất vào ngày 01/01/2022

Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam-EFTA

Các cuộc đàm phán được bắt đầu từ tháng 05 năm 2012

5 thành viên gồm: Việt Nam, Thụy Sĩ, Na Uy, Iceland và Liechtenstein

Vẫn đang trong quá trình đàm phán.

Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Israel

Các cuộc đàm phán được bắt đầu từ 02/12/2015

Vẫn đang trong quá trình đàm phán

Bài viết được chia sẻ bởi tại Xuất nhập khẩu Lê Ánh - đơn vị đào tạo thực tế, chuyên sâu về xuất nhập khẩu.

Mong rằng những chia sẻ từ về FTA là gì sẽ hữu ích tới các bạn đọc.

Nếu bạn cần trang bị thêm nghiệp vụ xuất nhập khẩu – logistics, bạn có thể tham khảo thêm các khóa học xuất nhập khẩu thực tế logistics tại trung tâm XNK Lê Ánh. Khóa học này sẽ giúp bạn thành thạo kĩ năng của một nhân viên xuất nhập khẩu, được giảng dạy bởi các chuyên gia trong ngành với hơn 10 năm kinh nghiệm làm nghề xuất nhập khẩu.

Xuất xứ hàng hóa (từ tiếng Anh: Certificate of Origin, thường viết tắt là CO) là nước hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hóa hoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hóa trong trường hợp có nhiều nước hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất ra hàng hóa đó.

1- Để xác định sản phẩm nhập khẩu được hưởng ưu đãi về thuế suất hay không: Xuất xứ hàng hoá có liên quan đến việc tính thuế quan nhập khẩu, cụ thể là đến việc vận dụng mức thuế (thuế ưu đãi, hoặc thuế bình thường hay thuế trả đũa), đến những thủ tục hải quan (nếu hàng đến từ các nước trong nhóm thì thủ tục có thể đơn giản, nếu hàng đến từ các nước ngoài nhóm có thể bị kiểm tra, khám xét kỹ càng hơn). Chính sách thương mại của các quốc gia và thoả thuận thương mại khu vực đôi khi có sự phân biệt. Việc xác định được xuất xứ hàng hoá giúp có thể phân biệt được đâu là hàng nhập khẩu được hưởng ưu đãi để áp dụng chế độ ưu đãi theo các thoả thuận thương mại đặc biệt và đâu là hàng không được hưởng ưu đãi. Ví dụ khi nói tới một mặt hàng có xuất xứ từ nước A nào đấy, nước nhập khẩu có thể xác định ngay thái độ cụ thể đối với hàng hoá nhập khẩu đó, có thể thủ tục rất đơn giản hoặc có thể bị kiểm tra giám sát rất phức tạp.

Điều này cũng liên quan trực tiếp đến việc xác định thuế quan nhập khẩu và việc vận dụng các mức thuế khác nhau đối với nước xuất khẩu đó. Nếu nước A được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan từ nước nhập khẩu đối với các mặt hàng xuất khẩu theo những hiệp định ưu đãi thì nước nhập khẩu phải đảm bảo áp dụng thuế suất thấp hơn hoặc ưu đãi đối với sản phẩm có xuất xứ từ nước xuất khẩu.

2 – Để thiết lập biện pháp và là công cụ của chính chính sách thương mại;

Xác định xuất xứ hàng hoá còn có tác dụng trong việc thực hiện chính sách thương mại của một nước hay một khối nước dành cho nước hay khối nước cụ thể nào khác. Trong các trường hợp khi hàng hóa của một nước được phá giá tại thị trường nước khác, việc xác định được xuất xứ khiến các hành động chống phá giá và việc áp dụng thuế chống trợ giá trở nên khả thi.

3 – Mục đích thống kê thương mại của một quốc gia: xác định xuất xứ hàng hoá là yếu tố cần thiết cho việc thu thập số liệu thống kê thương mại. Xác định xuất xứ khiến cho việc biên soạn các số liệu thống kê thương mại hàng năm được tiến hành dễ dàng hơn. Như vậy, việc xác định xuất xứ hàng hoá là chỉ tiêu quan trọng cho việc đánh giá chất lượng, là công cụ để thực hiện chính sách thương mại trong quan hệ song phương và đa phương của các quốc gia. Trong điều kiện hiện nay, khi việc gia nhập các liên kết kinh tế thương mại khu vực và thế giới trở thành một xu thế, một nhu cầu bức thiết nhằm duy trì và đẩy mạnh quan hệ thương mại, thì việc xác định xuất xứ hàng hoá càng có ý nghĩa quan trọng

Ngoài ra, xuất xứ hàng hoá là một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá chất lượng hàng hoá, nhất là những sản phẩm thô và đặc sản. Xuất xứ hàng hoá giúp chúng ta hình dung được nguồn gốc, quê hương, nơi sản xuất của hàng hoá, từ đó chúng ta có thể nhìn nhận hay đánh giá được chất lượng của hàng hoá đó. Điều này đã được chứng thực ở nhiều quốc gia, chẳng hạn nói đến Pháp người ta nghĩ ngay đến đất nước của rượu vang đỏ được chiết xuất từ những cánh đồng nho bạt ngàn, hay nói đến Braxin người ta nghĩ ngay đến quê hương của cà phê với chất lượng nổi tiếng thế giới. Như vậy có thể coi việc xác định xuất xứ hàng hoá là một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá chất lượng hàng hoá.

Công ty TNHH Đầu Tư Thương Mại Maika tư vấn loại mẫu C/O cần xin, chứng từ chuẩn bị để xin cấp C/O; dịch vu khai thuê hải quan, thông quan hàng hóa.

- origin: nguồn gốc của một cái gì đó là nơi một cái gì đó được tạo ra hoặc lần đầu tiên được nói đến.

VD: Louis inquired about their origins and learned that they come from Sweden. - Louis hỏi về xuất xứ và biết rằng chúng đến từ Thụy Điển.

- source: nguồn của thứ gì đó là nơi người ta sẽ đến để lấy nó ví dụ như là từ điển, hay vòi nước.

VD: You would check its source and test out its contents before you acted on it. - Bạn phải kiểm tra xuất xứ và nghiên cứu nội dung của thông điệp trước khi làm theo.