Bảo tàng Hải dương học Việt Nam là một trong những địa điểm thăm quan thu hút khách thăm quan bậc nhất ở Nha Trang. Đây là một thủy cung vô cùng thú vị, hấp dẫn. Tại đây, khách thăm quan có thể cái nhìn toàn cảnh nhất cũng như là chính xác nhất về môi trường của vùng biển Nha Trang này.

CƠ HỘI VIỆC LÀM? THU NHẬP CỦA MỘT NHÀ HẢI DƯƠNG HỌC BAO NHIÊU?

Sau khi tốt nghiệp, các sinh viên ngành Hải Dương học có thể ứng tuyển công việc ở các vị trí sau:

Các trung tâm và viện nghiên cứu liên quan đến Hải Dương như: Viện khí tượng Thuỷ văn, Viện Hải dương học, Viện địa chất, Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Quốc gia…

Các sở, ban ngành như: Sở tài Nguyên và môi trường ngành Quản lý môi trường, Quản lý tài nguyên nước, Quản lý đo đạc bản đồ…

Các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực như giao thông và hàng hải và đường thuỷ,..

Giảng dạy và nghiên cứu tại các trường Đại học, cao đẳng đào tạo về ngành Hải dương học và khí tượng thuỷ văn.

Ngoài ra, các Nhà Hải Dương học cũng có thể làm việc ở các tổ chức phi chính phủ như WWF hay các tổ chức môi trường như AnimalsAsia, WildAid, Tổ chức hành động vì môi tường (AFEO)...

Mức lương của các nhà khoa học như Nhà Hải Dương học thay đổi dựa vào trách nhiệm và lĩnh vực hoạt động, một số mức lương của các Nhà Hải Dương học có thể tham khảo như sau:

Ở Mỹ, con số trung bình rơi vào tầm khoảng $66,923- $83,193 trên một năm. Con số này có thể lên tới $120,141.37 trong các cơ quan chính phủ liên bang. (Theo báo cáo của Salary.com)

Ở Anh, con số này cũng xấp xỉ với £18,000 to £25,000 tuỳ trình độ và kinh nghiệm. (Theo UCU - University and College Union)

Ở Úc, mức lương trung bình rơi vào 116,771 Đô Úc. (Theo SalaryExpert.com)

Có thể thấy mức lương của các Nhà Hải Dương học tương đối ổn định dù ở quốc gia nào đi chăng nữa

Tuy ở Việt Nam hiện nay chưa có báo cáo về mức thu nhập trung bình của một Nhà Hải Dương học. Tuy nhiên, với sự phát triển kinh tế xã hội và sự hội nhập quốc tế mạnh mẽ, nhu cầu về nguồn nhân lực để nghiên cứu các ngành về thuỷ văn, khí tượng hay hải dương đang chào đón những khả năng to lớn. Việc chung tay ứng phó biến đổi khí hậu toàn cầu là cơ hội để các Nhà Hải Dương học tương lai là các em có cơ hội tiếp cận và giải quyết các vấn đề thế giới cũng như làm việc tại nhiều tổ chức xuyên quốc gia hơn nữa.

Nếu các em vẫn còn lăn tăn về ngành Hải Dương học có nhiều điều mới mẻ, hãy liên hệ ngay FIGO GROUP để được tư vấn hướng nghiệp chuyên sâu 1-1, cung cấp thông tin về ngành học trường học tại Mỹ và hỗ trợ hoàn tất hồ sơ du học.

FIGO GROUP - Tổ chức tư vấn du học Mỹ ngành STEM

SĐT liên hệ tư vấn: 0389 204 554

Đăng kí tư vấn qua email: [email protected]

Fanpage Facebook: FIGO GROUP - Tổ chức tư vấn du học Mỹ ngành STEM

HẢI DƯƠNG? NGÀNH HẢI DƯƠNG HỌC LÀ GÌ?

Nói một cách khát quát, Hải Dương chính là biển và Đại Dương.

Trong tiếng Anh, ngành Hải Dương học có tên gọi là Oceanography. Đây là một nhánh của Khoa học về Trái Đất, nghiên cứu về đại dương và tất cả các mối quan hệ phức tạp của nó đối với hành tinh. Ngành Hải Dương học giải thích các hiện tượng về hải lưu, sóng biển, kiến tạo mảng và địa chất đáy biển; nghiên cứu về sự sống của các sinh vật biển và nguồn tài nguyên đa dạng bên dưới mặt nước. Để rồi từ những kiến thức này, vận dụng vào công tác phân tích, nhận định, dự báo các hiện tượng thiên nhiên, đồng thời tìm ra cách sử dụng tài nguyên biển một cách hiệu quả và bền vững nhất.

Đại dương là một môi trường rộng lớn vì vậy khoa học về đại dương là một ngành tương đối rộng. Ngảnh Hải Dương học cũng từ đó được chia thành nhiều phân ngành khác nhau:

Hải Dương học Vật lý: nghiên cứu các đặc tính của dòng chảy, sóng, thủy triều và hoàn lưu đại dương, cộng với nhiệt độ, mật độ và hàm lượng muối của đại dương,...

Hải Dương học Hoá học: nghiên cứu, xác định tính chất và thành phần hóa học của nước biển và những thay đổi của nó ví như trầm tích và ảnh hưởng của các chất ô nhiễm đến đại dương.

Hải Dương học Sinh học: nghiên cứu các loài và số lượng động - thực vật sống trong lòng đại dương và cách những sinh vật này tương tác, thích nghi và phản ứng với môi trường của chúng,..

Hải Dương học Địa chất: nghiên cứu đáy biển, bao gồm cả đá và khoáng chất để hiểu mối quan hệ giữa đại dương và đáy biển (có thể kể đến như hoạt động của núi lửa và các mảng kiến tạo hoặc các rãnh đại dương sâu hàng nghìn mét)

Có nhiều hơn bốn phân nhánh ngành đã nêu trên vì con người liên tục phát triển mà đại dương thì còn nhiều điều kỳ bí. Còn một số phân ngành khác liên quan đến sự kết hợp giữa Hải Dương học và các môn học khác như Hải Dương học Toán - Cơ - Tin nghiên cứu về phương pháp tính các hệ số liên quan đến biển và đại dương hay Hải Dương học Kỹ thuật kinh tế nghiên cứu về kỹ thuật khai thác biển phục vụ cho thương mại và kinh tế, vv,...

CÔNG VIỆC CỦA MỘT NHÀ HẢI DƯƠNG HỌC LÀ GÌ?

Từ cách phân nhỏ ngành học như đã nói ở trên, có lẽ các em cũng phần nào hiểu được nội dung tính chất công việc của các nhà nghiên cứu đại dương. Các Nhà Hải Dương học nghiên cứu mọi khía cạnh khác nhau của đại dương, chẳng hạn như chuyển động vật lý của đại dương, tính chất hoá học của đại dương, vật chất cấu tạo nên địa chất của đại dương và cả tất cả những sinh vật biển gọi đại dương là nhà. Nhiệm vụ của các Nhà Hải Dương học khá đa dạng, tuỳ ttheo công việc diễn ra ở phòng thí nghiệm hay văn phòng, liên quan đến việc lập mô hình máy tính hay thu thập dữ liệu thực tế trên tàu ở ngoài khơi. Mức độ đào tạo và kinh nghiệm làm việc cũng là yếu tố khiến trách nhiệm công việc của các Nhà Hải Dương học khác nhau .

Tựu chung, cơ bản một Nhà Hải Dương học sẽ cần phải:

Lập kế hoạch và thực hiện các cuộc thám hiểm nghiên cứu.

Thu thập mẫu và dữ liệu từ đáy biển bằng thiết bị và kỹ thuật chuyên dụng

Phân tích mẫu để tìm thành phần tự nhiên và chất gây ô nhiễm

Thực hiện mô phỏng các hiện tượng đại dương bằng máy tính hoặc mô hình toán học

Sử dụng các mô hình thống kê của dữ liệu trong phòng thí nghiệm và hiện trường để điều tra các giả thuyết và đưa ra dự đoán.

Tham dự các hội nghị và đi du lịch nghiên cứu

Đệ trình các đề xuất để có được tài trợ nghiên cứu

Viết báo cáo và bài báo về các hoạt động và kết quả nghiên cứu

Giảng cho các lớp đại học và dẫn các chuyến đi thực tế,..

Một Nhà Hải Dương học có công việc và hoạt động liên quan đến các lĩnh vực nghiên cứu mang tính lý thuyết hàn lâm là phần nhiều. Dựa trên những nghiên cứu khám phá đó, những nhà nghiên cứu này cũng đưa ra những dự báo và đề xuất giải pháp cho những vấn đề liên quan. Sự khoẻ mạnh của Đại Dương là yếu tố vô cùng quan trọng để duy trì một hành tinh khoẻ mạnh. Nhà Hải Dương cũng là một trong số những nhà nghiên cứu khí hậu quan trọng nhất trong cuộc chiến giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, quá tải dân số và đánh bắt quá mức.

Ngành Hải Dương học là một ngành khó và nó đòi hỏi sự yêu thích, kiên trì và tỉ mẫn đến từ phía người nghiên cứu. Vậy nên nếu các em có mong muốn trở thành nhà nghiên cứu về Hải dương thì niểm đam mê, khao khát tìm hiểu về khoa học biển là một điều kiện tiên quyết. Những hiện tượng tự nhiên trên biển, những loài sinh vật dưới đáy đại dương, quy luật và nguyên lí hoạt động, tương tác của chúng là vô hạn, vậy nên sự hứng thú với ngành học sẽ giúp người học chủ động trong việc tìm hiểu các tin tức khoa học và trau dồi kiến thức của bản thân.

Ngoài tình yêu thiên nhiên ra, một sức khoẻ tốt cũng là một yếu tố cần thiết khi các em muốn trở thành một Nhà Hải Dương học, vì các em sẽ phải di chuyển rất nhiều giữa phòng lab nghiên cứu và đi tàu ra biển thu thập thông tin dữ liệu.Việc biết thêm một ngoại ngữ khác sẽ giúp các em tiếp cận được đến nhiều nguồn thông tin quốc tế và mang tính cập nhật hơn, rất có lợi cho công cuộc nghiên cứu của các em sau này.

Bên cạnh đó, những kỹ năng mềm cần thiết trong lĩnh vực nghiên cứu đại dương này có hể kể đến như có khả năng quan sát và phán đoán tốt, khả năng làm việc độc lập tốt và làm nhóm hiệu quả,... Những kỹ năng này bắt nguồn từ thực tế là các em sẽ phải tự thực hiện phần việc nghiên cứu của bản thân và phối hợp với rất nhiều người để hoàn thành dự án nghiên cứu lớn và thảo luận, trao đổi  kết quả nghiên của mình. Sự kiên trì, chăm chỉ và chịu khó cũng đóng góp rất lớn và khả năng tiến bộ của các em trong ngành nghề này.