From Wikipedia, the free encyclopedia

Happy Land – Các địa điểm du lịch ở Tam Kỳ thú vị

Đối với các gia đình có con nhỏ, một lựa chọn tuyệt vời để tận hưởng niềm vui và hạnh phúc là khu vui chơi Happy Land tại Tam Kỳ. Địa điểm này, nằm tại phường Phước Hòa, đã hoạt động từ năm 2013 và vẫn giữ vững sức hút của mình cho cả người dân địa phương và du khách.

Happy Land được chia thành hai phân khu chính: khu vui chơi trong nhà và khu vui chơi ngoài trời. Tại đây, các gia đình có thể tận hưởng không gian vui chơi an toàn và hấp dẫn với nhiều trò chơi thú vị như nhà banh, nhà bóng, cầu trượt, cầu treo, bập bênh và cả các trò chơi mạo hiểm như thảm bay, tàu lượn siêu tốc, đu quay và nhiều trò chơi khác nữa.

Với không gian rộng rãi, an toàn và đa dạng trò chơi, Happy Land là điểm đến lý tưởng để cả gia đình cùng khám phá, trải nghiệm và tạo ra những kỉ niệm đáng nhớ.

Cách trung tâm thành phố chỉ 7km, biển Tam Thanh là điểm đến biển lý tưởng mỗi khi bạn khám phá thành phố Tam Kỳ. Với chiều dài 50km, từ xã đảo Tam Hải đến biển Cửa Đại, biển Tam Thanh không chỉ sở hữu bờ cát trắng mịn và làn nước trong xanh, mà còn mang vẻ đẹp hoang sơ và hùng vĩ.

Tam Thanh được ví như một cô gái đẹp mặc chiếc áo trắng giữa dòng nước xanh biếc, khiến lòng người say đắm trước vẻ đẹp thuần khiết và quyến rũ. Du khách đến đây sẽ được tham gia vào nhiều hoạt động thú vị như tắm biển, vui chơi, chụp hình hoặc trải nghiệm chuyến ra khơi ngắn ngày cùng các người dân thân thiện trong làng chài.

Hồ Phú Ninh, cách trung tâm thành phố Tam Kỳ khoảng 7km về phía Tây, là một trong những điểm vui chơi phổ biến và nổi tiếng ở Tam Kỳ, thu hút du khách bằng vẻ đẹp hoang sơ và thanh bình của mình. Tại đây, du khách có thể tham gia vào nhiều hoạt động thú vị như thăm quan, thưởng ngoạn cảnh đẹp, hoặc thậm chí là cắm trại để trải nghiệm cuộc sống gần gũi với thiên nhiên.

Vẻ đẹp của Hồ Phú Ninh được tạo nên tốt nhất vào những ngày cuối thu đầu đông, khi mực nước hồ thấp, tạo ra những bãi bồi xanh mướt và những đảo nổi xanh ngắt trên bề mặt hồ. Khi ánh nắng mặt trời mọc, ánh sáng lấp lánh trên mặt nước hồ, tạo nên một bức tranh thiên nhiên tuyệt vời, lấp lánh và rực rỡ như trong truyện cổ tích.

Nằm tại địa chỉ 281 Phan Bội Châu, Tân Thạnh, ngay tại trung tâm thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam, Bảo tàng Quảng Nam là một điểm đến không thể bỏ qua cho những ai quan tâm đến lịch sử và văn hóa của vùng đất này. Với diện tích lớn lên đến 21.976 m2, bảo tàng này lưu giữ nhiều hiện vật có giá trị lịch sử và văn hóa đặc biệt của tỉnh Quảng Nam.

Bảo tàng được tổ chức và kết cấu một cách khoa học, bao gồm bốn phân khu chính: khu trưng bày ngoài trời, vườn tượng danh nhân, khu phục dựng văn hóa các dân tộc và khu trưng bày nội thất. Đây là nơi lý tưởng để khám phá các sự kiện văn hóa, chính trị, lịch sử và xã hội quan trọng của tỉnh Quảng Nam.

Nếu bạn muốn hiểu rõ hơn về văn hóa và lịch sử của địa phương này, hãy lưu ngay Bảo tàng Quảng Nam vào danh sách tham quan của mình!

Địa đạo Kỳ Anh – Các địa điểm du lịch ở Tam Kỳ

Địa đạo Kỳ Anh, một trong ba địa đạo lớn nhất tại Việt Nam, không chỉ là một di tích lịch sử đáng tự hào mà còn là biểu tượng vững chắc của lòng yêu nước và sự hy sinh của dân tộc Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1964 – 1975). Nằm tại thôn Thạch Tân, xã Tam Thắng, thành phố Tam Kỳ, địa đạo Kỳ Anh đã chứng kiến và ghi dấu những trang sử vĩ đại của dân tộc.

Được xây dựng trong những năm kháng chiến, địa đạo Kỳ Anh là một hệ thống đường hầm bí mật, đã đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ quân đội trong việc trụ vững, hành quân và đánh địch. Đây là nơi tạo ra một căn cứ địa vững chắc, góp phần quan trọng vào chiến thắng của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Với ý nghĩa lịch sử vô cùng to lớn, địa đạo Kỳ Anh không chỉ là niềm tự hào của người dân Quảng Nam anh hùng mà còn là điểm đến không thể bỏ qua cho mọi du khách khi ghé thăm Quảng Nam. Đó là một cơ hội để tôn vinh và ghi nhận những cống hiến vĩ đại của dân tộc Việt Nam trong cuộc chiến chống ngoại xâm.

Nên ở đâu khi đi du lịch Tam Kỳ

Nếu bạn đang lên kế hoạch tự túc du lịch tại Tam Kỳ, việc đặt trước phòng nghỉ là một điều khá quan trọng để tránh tình trạng hết phòng và đảm bảo có được phòng ưng ý với giá tốt. Theo kinh nghiệm du lịch, bạn nên đặt phòng từ 1 đến 3 tuần trước khi đi để có nhiều lựa chọn hơn.

Dưới đây là một số nhà nghỉ và khách sạn ở Tam Kỳ được đánh giá cao mà bạn có thể tham khảo như: Motel Bảo Hân, Hương Sữa Hotel, Trâm Oanh Hotel, Phú Ninh Lake Resort,…Các nhà nghỉ, khách sạn ở Tam Kỳ thường có giá phòng dao động từ khoảng 200.000 đến 1.000.000 đồng mỗi đêm, tùy thuộc vào tiện nghi và vị trí của từng cơ sở. Đặt phòng trước sẽ giúp bạn có được mức giá ổn định và phòng nghỉ theo ý muốn.

Nếu bạn đang cần nạp thêm năng lượng, không gì tuyệt vời hơn là đến với Tam Kỳ. Và để chuẩn bị cho chuyến đi, bạn không cần phải lo lắng quá nhiều vì bạn có thể bắt đầu triển ngay từ bây giờ với các địa điểm du lịch ở Tam Kỳ mà D&K Travel vừa chia sẻ.

Tam Kỳ (三岐[6]) là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Quảng Nam, Việt Nam. Thành phố Tam Kỳ là trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa, y tế, giáo dục, khoa học kỹ thuật của tỉnh Quảng Nam. Thành phố nằm ở vị trí trung độ của cả nước và thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

Thành phố Tam Kỳ cách thủ đô Hà Nội 820 km về phía Bắc, cách thành phố Đà Nẵng 60 km về phía Bắc và cách Thành phố Hồ Chí Minh 900 km về phía Nam. Có vị trí địa lý:

Thành phố Tam Kỳ có diện tích 100,26 km², dân số năm 2019 là 122.374 người, trong đó: dân số thành thị có 91.450 người chiếm 75% và dân số nông thôn có 30.924 người chiếm 25%, mật độ dân số đạt 1.221 người/km².[4]

Thành phố Tam Kỳ có 12 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 8 phường: An Mỹ, An Phú, An Sơn, An Xuân, Hòa Hương, Hòa Thuận, Tân Thạnh, Trường Xuân và 4 xã: Tam Ngọc, Tam Phú, Tam Thanh, Tam Thăng.

Trước kia, từ vị trí một ngã ba (chữ Kỳ trong Tam Kỳ có nghĩa là 'ngã rẽ', không phải là 'mô đất cao'. Tam Kỳ nghĩa là 'ngã ba', không phải là 'ba mô đất cao'), nay trở thành thành phố với nhiều giao lộ lớn. Hạ tầng phố phường đã xây dựng khá nhiều và quy mô, nhất là khu hành chính, quảng trường,... Thị xã Tam Kỳ là một đô thị được hình thành từ lâu, có bề dày lịch sử. Trải qua nhiều thời kỳ lịch sử, Tam Kỳ luôn có sự phát triển không ngừng, gắn liền với vùng đất Quảng Nam giàu truyền thống cách mạng kiên cường, bất khuất trong công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và xây dựng đất nước.

Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, huyện Tam Kỳ có huyện lỵ là thị trấn Tam Kỳ.

Đến ngày 30 tháng 1 năm 1951, thị xã Tam Kỳ được thành lập và được chọn là tỉnh lỵ của tỉnh Quảng Nam.

Sau Hiệp định Genève năm 1954, dưới chính quyền Việt Nam Cộng hòa, huyện Tam Kỳ được gọi là quận Tam Kỳ và trực thuộc tỉnh Quảng Tín.

Sau năm 1975, hai huyện Bắc Tam Kỳ, Nam Tam Kỳ và thị xã Tam Kỳ hợp nhất thành huyện Tam Kỳ thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, gồm 2 thị trấn: Tam Kỳ (huyện lỵ), Núi Thành và 21 xã: Tam An, Tam Anh, Tam Dân, Tam Giang, Tam Hải, Tam Hiệp, Tam Hòa, Tam Lãnh, Tam Mỹ, Tam Nghĩa, Tam Phú, Tam Ngọc, Tam Phước, Tam Quang, Tam Sơn, Tam Thái, Tam Thăng, Tam Thanh, Tam Thành, Tam Tiến, Tam Xuân.

Ngày 13 tháng 3 năm 1979, sáp nhập xã Trà Thượng của huyện Trà My vào huyện Tam Kỳ; hợp nhất xã Trà Thượng và xã Tam Sơn thuộc huyện Tam Kỳ thành xã Tam Trà.[7]

Ngày 1 tháng 12 năm 1983, chia xã Tam Trà thành 2 xã: Tam Trà và Tam Sơn.[8]

Từ đó, huyện Tam Kỳ có 2 thị trấn: Tam Kỳ, Núi Thành và 22 xã: Tam An, Tam Anh, Tam Dân, Tam Giang, Tam Hải, Tam Hiệp, Tam Hòa, Tam Lãnh, Tam Mỹ, Tam Nghĩa, Tam Phú, Tam Ngọc, Tam Phước, Tam Quang, Tam Sơn, Tam Thái, Tam Thăng, Tam Thanh, Tam Thành, Tam Tiến, Tam Trà, Tam Xuân.

Ngày 3 tháng 12 năm 1983, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 144-HĐBT[1]. Theo đó, chia huyện Tam Kỳ thành hai đơn vị hành chính: thị xã Tam Kỳ và huyện Núi Thành.

Thị xã Tam Kỳ có 7 phường: An Mỹ, An Sơn, An Xuân, Hòa Hương, Phước Hòa, Tân Thạnh, Trường Xuân và 10 xã: Tam Phú, Tam Thanh, Tam Thăng, Tam An, Tam Dân, Tam Thành, Tam Phước, Tam Ngọc, Tam Thái, Tam Lãnh.

Ngày 12 tháng 4 năm 1985, chia xã Tam Phước thành 2 xã: Tam Phước và Tam Lộc; chia xã Tam Dân thành 2 xã: Tam Dân và Tam Vinh.[9]

Ngày 29 tháng 8 năm 1994, chia xã Tam An thành 2 xã: Tam An và Tam Đàn.[10]

Ngày 6 tháng 11 năm 1996, tỉnh Quảng Nam được tái lập, thị xã Tam Kỳ trở thành tỉnh lỵ tỉnh Quảng Nam.[11]

Ngày 21 tháng 3 năm 2002, thành lập phường An Phú trên cơ sở điều chỉnh một phần diện tích và dân số của xã Tam Phú.[12]

Cuối năm 2004, thị xã Tam Kỳ có 8 phường: An Mỹ, An Phú, An Sơn, An Xuân, Hòa Hương, Phước Hòa, Tân Thạnh, Trường Xuân và 13 xã: Tam An, Tam Dân, Tam Đàn, Tam Lãnh, Tam Lộc, Tam Phú, Tam Ngọc, Tam Phước, Tam Thái, Tam Thăng, Tam Thanh, Tam Thành, Tam Vinh.

Ngày 5 tháng 1 năm 2005, Chính phủ ban hành Nghị định 01/2005/NĐ-CP[13]. Theo đó:

Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, thị xã Tam Kỳ còn lại 9 phường: An Mỹ, An Phú, An Sơn, An Xuân, Hòa Hương, Hòa Thuận, Phước Hòa, Tân Thạnh, Trường Xuân và 4 xã: Tam Ngọc, Tam Phú, Tam Thăng, Tam Thanh.

Ngày 26 tháng 10 năm 2005, Bộ Xây dựng ban hành Quyết định 1993/QĐ-BXD công nhận thị xã Tam Kỳ là đô thị loại III.

Ngày 29 tháng 9 năm 2006, Chính phủ ban hành Nghị định 113/2006/NĐ-CP về việc thành lập thành phố Tam Kỳ thuộc tỉnh Quảng Nam trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của thị xã Tam Kỳ. Thành phố Tam Kỳ bao gồm 9 phường và 4 xã như hiện nay.[2]

Ngày 15 tháng 2 năm 2016, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 240/QĐ-TTg công nhận thành phố Tam Kỳ là đô thị loại II.[3]

Ngày 1 tháng 1 năm 2025, sáp nhập phường Phước Hòa vào phường An Xuân.[14]

Từ đó, thành phố Tam Kỳ có 8 phường và 4 xã như hiện nay.

Tỉnh Quảng Nam dự tính sẽ sáp nhập thành phố Tam Kỳ cùng 2 huyện Núi Thành, Phú Ninh để hình thành đô thị loại I trong tương lai.

Ngày 27/10/2015, tại thành phố Fukuoka, Nhật Bản, Tổ chức Định cư con người Liệp Hiệp Quốc tại châu Á (UN Habitat châu Á) đã trao tặng giải thưởng "Phong cảnh thành phố châu Á năm 2015" cho thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. Giải thưởng "Phong cảnh thành phố châu Á" (gọi tắt là ATA) là giải thưởng quốc tế được thành lập vào năm 2010 bởi sự phối hợp của 4 tổ chức: Văn phòng Tổ chức định cư con người Liên Hợp Quốc vùng châu Á – Thái Bình Dương, Ủy ban định cư châu Á, Tổ chức thiết kế phong cảnh châu Á và Trung tâm nghiên cứu đô thị thành phố Fukuoka, (Nhật Bản) với mục tiêu công nhận một môi trường sống thoải mái, hạnh phúc cho người dân châu Á. Có 9 thành phố của các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và vùng Đông Nam Á nhận giải thưởng danh giá này.[42]

Thành phố gồm có các đường phố chính như: Hùng Vương, Phan Chu Trinh, Phan Bội Châu, Trần Cao Vân, Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn Hoàng, Trưng Nữ Vương, Nguyễn Chí Thanh. Về các tuyến đường chạy dọc theo chiều dài nước ta có Quốc lộ 1 cùng cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi đi qua.

Tuyến đường sắt Bắc - Nam đi qua địa phận thành phố Tam Kỳ song song với trục Quốc lộ 1. Với ga Tam Kỳ nằm ở đường Nguyễn Hoàng, phường An Xuân.