Đa dạng các loại hình dịch vụ: tư vấn từ xa, khám mắt tại nhà và tầm soát, khám chữa bệnh tại Trung Tâm Mắt Tinh Anh.Cam kết hỗ trợ chăm sóc tốt, tạo sự gắn kết lâu dài với quý khách hàng.
Hồ sơ hải quan xuất khẩu bột nghệ
Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing list)
Hợp đồng thương mại (Sales Contract)
Giấy chứng nhận Cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
Giáy chứng nhận kiểm dịch thực vật (Phytosanitary Certificate)
Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O form B, C/O form AK, C/O form D,..)
Đối với doanh nghiệp thương mại
Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing list)
Hợp đồng thương mại (Sales Contract)
Giấy chứng nhận Cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật (Phytosanitary Certificate)
Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O form B, C/O form AK, C/O form D,… )
Bột nghệ thuộc chương 09 có mã HS : 09103000 – Nghệ (curcuma)
Lưu ý: Ngoài ra Quý Doanh nghiệp cần tham khảo chính sách quản lý hàng hóa tại nước nhập khẩu để biết được thông tin và yêu cầu với mặt hàng này để bổ sung các chứng từ khác phù hợp trước khi xuất khẩu được thuận lợi
Logistics Solution sẽ thực hiện mọi thủ tục xuất khẩu tinh bột nghệ ra nước ngoài cho Quý doanh nghiệp. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa. Logistics Solution sẽ tư vấn cho Quý doanh nghiệp nắm rõ thủ tục để thực xuất khẩu bột nghệ một cách hoàn hảo để doanh nghiệp yên tâm đưa sản phẩm đi khắp thế giới.
Hồ sơ đăng ký kiểm dịch thực vật
Việc đầu tiên để xuất khẩu các sản phẩm thực vật, Quý doanh nghiệp cần phải đi đăng kí kiểm dịch thực vật. Hồ sơ bao gồm:
Kiểm dịch thực vật được tiến hành trước khi làm thông quan xuất khẩu. Căn cứ theo Thông tư số 65/2012/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kiểm dịch thực vật được diễn ra theo 4 bước sau đây:
Bước 1: Đăng ký kiểm dịch thực vật Tối thiểu 24 giờ trước ngày xuất khẩu, doanh nghiệp tiến hành đăng ký kiểm dịch thực vật trên cổng một cửa.
Bước 2: Nộp hồ sơ Nộp hồ sơ trực tiếp cho cơ quan kiểm dịch thực vật tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả.
Bước 3: Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ Cơ quan kiểm dịch thực vật tiếp nhận và kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận theo quy định. Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì tiếp nhận hồ sơ. Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ thì yêu cầu doanh nghiệp bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
Bước 4: Kiểm tra hàng hóa và cấp chứng nhận Cơ quan kiểm dịch thực vật kiểm tra hàng hóa. Căn cứ vào kết quả kiểm tra, cơ quan kiểm dịch thực vật sẽ cấp hoặc không cấp giấy chứng nhận. Trường hợp không cấp giấy chứng nhận thì doanh nghiệp sẽ nhận được thông báo với lý do cụ thể.