Viên uống bổ não Orihiro ginkgo biloba của Nhật 240 viên mẫu mới là sản phẩm hoạt huyết dưỡng não phiên bản nội địa Nhật đang rất được quan tâm trong thời gian gần đây
Review cảm giác khi dùng viên bổ não Nhật Orihiro
Mình mua cho mẹ mình uống viên bổ não của Orihiro đã được nhiều tháng nay nhưng tới giờ mới review cho shop. Từ tầm khoảng 3 tháng sau khi uống thì mẹ mình đã feedback và khen rất nhiều về hiệu quả của viên thuốc não này rồi
Mẹ mình nói nhiều mình cũng không nhớ hết, nhưng đại khái có mấy điểm chính như này
Thứ 1 là mẹ mình khen uống viên hoạt huyết dưỡng não này không kì vọng cải thiện giấc ngủ nhưng cuối cùng lại … ngủ ngon hơn. Tối nào cũng ngủ rất sâu và sáng hôm sau thì tỉnh dậy đúng giờ dù không đặt báo thức. Cứ tới giờ là mẹ mình tỉnh, có thể vươn vai xuống giường ngay mà không uể oải như bình thường
Thứ 2 là thấy mắt tốt hơn. Trước đây mẹ mình bảo tầm chiều tối 5,6 giờ là có tình trạng người rất mệt, mắt thì như kiểu hoa lên, có khi chảy nước mắt. Không biết là do mắt hay do gì nhưng nói chung rất mệt và lờ đờ, không muốn cơm nước hay làm gì cả
Từ khi uống viên uống bổ não nhật này thì tầm chiều tối tinh thần vẫn khoẻ khoắn, làm được nhiều việc như đi chợ, nấu cơm, dọn nhà, thậm chí tập yoga vào buổi chiều cũng thấy rất hứng thú chứ không lười biếng như bình thường
Thứ 3 là trí nhớ có vẻ tốt lên, đầu óc luôn minh mẫn. Cái này có cảm thấy nhưng không quá rõ rệt bởi vì trước khi uống viên này thì mẹ mình cũng chưa phải rơi vào tình trạng trí nhớ kém hay bị bệnh alzheimer’s nên cũng khó cảm nhận rõ rệt
Tuy nhiên mẹ nói có cảm thấy đầu óc lanh lợi minh mẫn hơn. Ví dụ như khi đi chợ thì có vẻ tính toán nhanh, nhớ giá tốt và tinh anh hơn bình thường =)))
Tầm sau 3 tháng uống thì thấy mẹ mình review viên bổ não orihiro như vậy. Từ đó tới giờ mình vẫn mua cho mẹ uống đều, cứ mỗi lần mua 2 lọ cụ uống trong khoảng tháng rưỡi rồi lại mua tiếp. Bữa nào gần hết mà chưa thấy mình bảo “con chuẩn bị gửi về” là cụ lại chủ động nhắc =))) Chắc là mê viên thuốc bổ não nhật này lắm rồi đây
Viên uống giúp tăng trí nhớ ginkgo biloba của Orihiro được đóng hộp giấy lịch sự, có lọ thuỷ tinh sẫm màu giúp bảo quản tốt
Viên thuốc bổ não Nhật Bản ginkgo biloba 240v giá bao nhiêu?
– Thuốc não Orihiro ginkgo biloba có giá 410k/ lọ 240 viên nén
Orihiro ginkgo biloba Nhật đã phải là thuốc bổ não Nhật tốt nhất chưa?
– Không có khái niệm sản phẩm nào là tốt duy nhất, tốt nhất vì thực phẩm chức năng vốn dĩ phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người có phù hợp với thành phần đó hay không để phát huy tác dụng
– Do đó, hoạt huyết dưỡng não Orihiro 240 viên là 1 sản phẩm tốt, nhưng có phải tốt nhất trong trường hợp cụ thể của từng người dùng không thì còn tuỳ mỗi người
– Ví dụ như cùng công dụng bổ não, cải thiện trí nhớ sẽ có thành phần DHA, EPA cũng được review mang lại tác dụng rất tốt
– Mọi người có thể tham khảo thêm các loại viên uống bổ sung DHA EPA Nhật được tin dùng hiện nay
Trường học cho người nước ngoài[]
Ở Nhật có trường cho người nước ngoài có thể học bằng tiếng Anh, Trung Quốc, Hàn Quốc, Triều Tiên, Bồ Đào Nha … Nhiều trường cho người nước ngoài theo cơ chế trường tổng hợp dựa theo luật gọi là luật giáo dục trường học của Nhật, tùy theo trường đại học của Nhật nhưng cũng có những trường không công nhận kỳ thi của người tốt nghiệp trường cho người nước ngoài. Tuy nhiên, tùy theo trường cho người nước ngoài mà cũng có những trường hợp vẫn có đủ điều kiện thi vào đại học và cao học của Nhật. Vì vậy, hãy hỏi chi tiết tại các trường cho người nước ngoài.
Ngoài trường phổ thông trung học, còn có các trường cao đẳng chuyên môn đào tạo kỹ thuật viên chuyên môn, trường chuyên tu dạy nghề thực tiễn, kỹ thuật chuyên môn, trường tổng hợp dạy về may vá, kế toán, thủ quĩ , bảo trì xe hơi, nấu bếp/ dinh dưỡng, cắt tóc, chăm sóc sắc đẹp, vi tính, hội thoại tiếng Anh, công nghiệp …
Mô hình các trường đại học như hiện nay chỉ mãi tới sau thời Minh Trị mới xuất hiện ở Nhật Bản do có sự tiếp thu nhanh chóng các ngành học của phương Tây và sự xuất hiện ngày càng nhiều học giả nổi tiếng cung cấp cho đất nước Nhật Bản mới những nhà lãnh đạo xuất sắc trong nhiều lĩnh vực. Đến Chiến tranh thế giới thứ hai, nền giáo dục đại học của Nhật Bản tập trung ở 8 trường “Đại học Hoàng gia” và có thêm một vài trường cao đẳng hoặc đại học tư nhân.
Do cải cách giáo dục sau chiến tranh đã cho ra đời một số lớn các trường đại học theo hệ thống mới dập khuôn theo các mô hình của Mỹ. Số trường đại học quốc lập đã tăng lên, mỗi tỉnh có ít nhất một trường và đến năm 2011 đã có tổng cộng 86 trường. Ngoài ra, nếu tính cả những trường có chương trình học chỉ 4 năm, thì còn có thêm 95 trường đại học công lập ở các tỉnh, thành phố và 599 trường đại học dân lập. Tổng số sinh viên đại học hiện nay gấp 29 lần số sinh viên trước Chiến tranh thế giới thứ hai và khoảng 73,5% trong số này theo học ở các trường đại học dân lập.
Số trường đại học tăng nhanh chóng đã mở cửa cho nhiều học sinh vào học đại học. Nhưng mặt khác, một điều không thể phủ nhận là trình độ chung về giáo dục và nghiên cứu khoa học đã giảm sút. Việc nhiều học sinh tìm mọi cách để vào được các trường đại học danh tiếng có truyền thống đã làm cho kỳ thi vào các trường này trở thành những cuộc chạy đua ngày càng tồi tệ. Trong khi đó, những học sinh muốn học tập nghiêm túc hơn phải theo học các khoá sau đại học. Những trường đại học ngắn hạn hệ 2 năm hầu hết dành cho nữ sinh muốn tiếp tục học lên sau khi tốt nghiệp trung học.
Thời gian chương trình đại học là 4 năm (với các ngành y, thú y là 6 năm), chương trình thạc sĩ là 2 năm, tiến sĩ là 3 năm (với ngành y và thú y là 4 năm, không có thạc sĩ). Giống như các nước khác, cơ chế giáo dục đại học của Nhật gồm có 3 loại:
Đại học của Nhật có 2 hình thức tổ chức: chuyên khoa (chỉ giảng dạy một ngành) chiếm khoảng 53% và đa khoa (giảng dạy nhiều ngành, theo nhiều khoa, trong đó lại có nhiều phân khoa khác nhau) chiếm 47%. Các ngành khoa học xã hội và nhân văn cũng như các ngành khoa học kỹ thuật chiếm phần lớn với khoa học xã hội 39,6%, khoa học nhân văn 16,6%, khoa học kỹ thuật 18,6%. Bên cạnh đó là các ngành nông nghiệp 2,8%, y và nha 2,6%, dược 1,5%, sư phạm 5,4%, gia chánh 1,9% và các ngành khác 7,4% (thống kê tháng 5/2001).
Năm học ở Nhật Bản bắt đầu vào 1 tháng 4 hàng năm và kết thúc vào 31 tháng 3 năm sau. Số ngày nghe giảng ở trường là khoảng 210 ngày (khoảng 35 tuần) bao gồm cả những kì thi học kì. Kì nghỉ hè thường từ giữa tháng 7 đến cuối tháng 8, tuy nhiên giữa các trường có khác nhau chút ít. Kì nghỉ đông thường từ cuối tháng 12 đến đầu tháng giêng và nghỉ xuân từ cuối tháng 2 đến đầu tháng 4. Hầu hết các trường đại học có hai học kì. Các môn học được bố trí rải đều trong cả năm. Các trường học đều áp dụng hệ thống học phần trừ các khóa học về ngành y và nha khoa. Cuối mỗi khóa học, sinh viên phải qua kì kiểm tra đã định kết thúc môn học. Thông thường, các môn thi ở Nhật đều thi viết, không thi vấn đáp. Mặc dù có khác nhau giữa các trường, nhưng nhìn chung, để tốt nghiệp, sinh viên thường phải hoàn thành tối thiểu khoảng 124 học phần (trừ các sinh viên y khoa, nha khoa và thú y). Khi sinh viên tốt nghiệp các trường đại học, có thể tiếp tục học các khóa sau đại học với điều kiện phải qua được kỳ thi tuyển chọn vào viện đại học do các trường tổ chức. Chi tiết về các kì thi tuyển chọn này sẽ được hướng dẫn cụ thể trong các cuốn sách “Hướng dẫn thi” do các trường phát hành. Tương tự, sinh viên đã tốt nghiệp các khóa thạc sĩ có thể tiếp tục khóa đào tạo tiến sĩ, với điều kiện thi đỗ kỳ thi tuyển chọn do các trường tổ chức.
Những người hoàn thành khóa học Thạc sĩ thì được cấp giấy chứng nhận học vị Thạc sĩ (Master - Shushi) và những người hoàn thành khóa Tiến sĩ thì được cấp giấp chứng nhận học vị Tiến sĩ (Doctor - Hakase). Học vị Thạc sĩ được phong cho sinh viên đã hoàn thành tối thiểu số học phần yêu cầu (30 học phần) trong thời gian tối thiểu 2 năm và qua kì thi bảo vệ luận văn Thạc sĩ; học vị Tiến sĩ được phong cho những ai theo học suốt 5 năm (với sinh viên tốt nghiệp đại học) và 3 năm (với sinh viên đã tốt nghiệp khóa thạc sĩ) và đã hoàn thành số học phần yêu cầu về chuyên môn, đồng thời qua được kì thi bảo vệ luận văn Tiến sĩ. Một số trường đại học của Nhật Bản cho phép những sinh viên xuất sắc rút ngắn thời gian học để lấy bằng Thạc sĩ và Tiến sĩ nhưng vẫn phải đảm bảo các yêu cầu về học phần và luận văn tốt nghiệp. Trong quá trình học tập và nghiên cứu để nhận bằng Tiến sĩ bạn sẽ còn phải hoàn thành một số bài báo khoa học đăng trên các tạp chí khoa học chuyên ngành quốc tế hoặc Nhật Bản.
Tỉ lệ sinh viên theo học lên các khóa học thạc sĩ và tiến sĩ khá cao, lần lượt là 10,7 % và 16,7%. Tại các trường đại học quốc lập, tỷ lệ này là 30,3% và 19,1%. Việc các tập đoàn lớn thiết lập các trung tâm nghiên cứu tư, tuyển dụng những sinh viên đã qua đào tạo sau đại học khiến số lượng sinh viên theo học các khóa đào tạo này tăng lên đáng kể từ sau những năm 1970.
Mỗi trường đều có sổ tay hướng dẫn cụ thể được viết bằng tiếng Nhật, một số trường có sách viết bằng tiếng Anh. Bạn nên xem cuốn sổ tay hướng dẫn này hay hỏi trường học nơi bạn vào học về những thông tin chi tiết liên quan về trường học.
Trường dành cho người đã tốt nghiệp phổ thông trung học hoặc người có học lực tương đương tốt nghiệp phổ thông trung học trở lên thì có trường đại học và trường đại học ngắn hạn.
Đại học và đại học ngắn hạn có 3 loại: Trường quốc lập do nhà nước quản lý, trường công lập do địa phương quản lý và trường tư do các tổ chức pháp nhân quản lý. Một số khu vực còn có trường đại học do công ty cổ phần thiết lập. Đại học ngắn hạn nói chung được gọi là tandai (sau đây sẽ gọi là đại học ngắn hạn) Thời gian học đại học là 4 năm, cao đẳng là 2 năm.
Để vào học đại học và đại học ngắn hạn thì phải thi nhập học, nhưng có rất nhiều trường đại học theo chế độ tiến cử. Ngoài ra, tiền học phí, điều kiện cũng khác nhau tùy trường. Xin hỏi chi tiết tại trường đại học.
Về cơ bản, nếu thỏa mãn một trong các điều kiện sau thì bất cứ ai cũng có thể dự thi.
Thi nhập học vào các trường đại học quốc lập và công lập chia làm 2 lần: Kỳ thi trung tâm thứ nhất mà toàn bộ các thí sinh phải tham gia (gọi là Center shiken), kỳ thi thứ hai do các trường đại học thực hiện (gọi là Niji shiken). Thi nhập học vào trường đại học tư lập thì khác nhau về môn thi và ngày thi tùy thao mỗi trường.
Chế độ giáo dục này được chính thức thành lập vào năm 1962, chú trọng đến các ngành công nghiệp (kiến trúc, điện cơ, cơ khí) nhằm đáp ứng cho nhu cầu phát triển công nghiệp của Nhật Bản. Sau này còn mở rộng chuyên môn sang những ngành khác như kỹ thuật hàng hải và công nghệ thông tin. Mục tiêu của các trường cao đẳng kỹ thuật (Koto senmon gakko) là nhằm giúp học sinh nắm vững lý thuyết cơ bản của ngành nghề theo học, đồng thời biết áp dụng những kỹ thuật đó qua quá trình thực tập trong thời gian học kéo dài 5 năm.
Đối tượng học cao đẳng kỹ thuật là những học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở. Sau khi tốt nghiệp cao đẳng, họ có khả năng lựa chọn hoặc kiếm việc làm, hoặc tiếp tục học tiếp 2 năm chuyên môn tại một trong 9 trường cao đẳng kỹ thuật quốc lập để học và nghiên cứu sâu hơn nữa về lĩnh vực của mình đã học để có được bằng cấp ngang với bằng đại học. Sinh viên các trường này cũng có thể chuyển tiếp sang học 2 năm cuối đại học và nhận bằng đại học.
Các trường cao đẳng kỹ thuật được bố trí trên khắp Nhật Bản và có xu hướng tiếp nhận sinh viên trong các vùng và khu vực địa phương xung quanh trường. Đến năm 2011 trên toàn quốc có 57 trường cao đẳng kỹ thuật với trên 230 ngành, trong đó trường quốc lập chiếm 51 trường, công lập 3 trường và tư lập 3 trường. Mỗi trường thường có từ 3 đến 5 khoa. Mỗi khoa có từ 1 đến 2 lớp, và mỗi lớp khoảng 40 sinh viên. Trong hai năm rưỡi đầu trong khóa học 5 năm, đào tạo cơ bản được tiến hành cùng với với việc bắt đầu đào tạo chuyên môn. Vì các tiến bộ của trường học, việc học chuyên môn được chú trọng. Năm học của trường cao đẳng kỹ thuật nói chung là giống như năm học ở các trường đại học, trừ kì nghỉ xuân ngắn hơn, khoảng 20 ngày.
Các môn học ở trường kỹ thuật cũng dựa trên cơ sở hệ thống học phần giống như trường đại học. Tuy nhiên có một vài điểm khác so với trường đại học. Ðể hoàn thành số học phần suốt 5 năm, các môn học được phân thành một đơn vị năm học, và vì thế nếu sinh viên không đảm bảo điều kiện lên lớp thì thậm chí chỉ trượt 1 môn thì cũng phải học lại toàn bộ cả năm đó (lưu ban). Những sinh viên tốt nghiệp các trường này dễ kiếm việc làm vì các xí nghiệp chế tạo, xây dựng có xu hướng thu nhận lớp sinh viên này do lương rẻ hơn mà tay nghề cao so với một sinh viên tốt nghiệp đại học.