Phương diện thứ hai trong bản chất của pháp luật đó là phương diện xã hội. Điều đó có nghĩa là, pháp luật vừa là sự thể hiện ý chí và bảo vệ lợi ích giai cấp thống trị xã hội, vừa là công cụ ghi nhận, bảo vệ lợi ích của các giai cấp, các tầng lớp xã hội khác vì mục đích ổn định và phát triển xã hội theo đường lối của giai cấp thống trị. Tính xã hội là một thuộc tính khách quan, tất yếu và phổ biến của mọi nhà nước và pháp luật. Nếu không quan tâm đúng mức đến tính xã hội trong hoạt động của nhà nước và trong hệ thống pháp luật sẽ dẫn đến nhiều ảnh hưởng tiêu cực dưới những mức độ, hình thức nhất định đối với quá trình quản lý xã hội của các nhà nước.
Ngày của Mẹ năm 2024 là ngày nào?
Hiện nay, Ngày của Mẹ phổ biến nhất được kỷ niệm vào ngày Chủ Nhật thứ hai của tháng 5. Theo cách tính này, Ngày của Mẹ năm 2024 sẽ rơi vào Chủ Nhật, ngày 12/5.
Ngày của Mẹ bắt nguồn từ thần thoại Hy Lạp. Thời xưa, ngày này thường được tổ chức vào mùa Xuân. Lúc bấy giờ, người Hy Lạp thường tổ chức long trọng sự kiện này để tri ân những người mẹ, đặc biệt là thần Rhea - người mẹ của nhiều vị thần trong thần thoại Hy Lạp.
Tuy nhiên, một số thông tin khác lại cho rằng Ngày của Mẹ bắt nguồn từ nước Anh. Sự kiện này được tổ chức thường niên trước lễ Phục Sinh khoảng 40 ngày nhằm tri ân những người mẹ. Trong dịp này, các em nhỏ thường tặng hoa và bánh trái cho mẹ của mình. Tuy nhiên, đến thế kỷ XIX, sự kiện này không còn xuất hiện nhiều nữa.
Ngày của Mẹ phiên bản hiện đại ra đời tại Mỹ đầu thế kỷ XX, theo sáng kiến của cô gái có tên Anna Jarvis ở Philadelphia. Sau khi mẹ mất, Anna luôn day dứt bởi còn nhiều điều chưa làm được cho bà.
Có thông tin cho rằng, Anna nhận thấy thái độ thờ ơ của người dân Mỹ đối với người mẹ, nên cô đã quyết tâm vận động để tổ chức Ngày của Mẹ trên toàn quốc. Nhờ sự kiên trì của cô gái, năm 1911, Ngày của Mẹ đã được tổ chức ở hầu hết các tiểu bang của Mỹ. Năm 1914, Tổng thống Mỹ ký văn bản ấn định ngày Chủ Nhật thứ hai của tháng 5 hàng năm là Ngày của Mẹ.
Ngày nay, Ngày của Mẹ được tổ chức ở khắp thế giới, trong đó có Việt Nam. Vào ngày này, những người con thường hướng về mẹ, dành sự tri ân và tình yêu thương cho người mẹ của mình.
Tại Việt Nam, bên cạnh các ngày lễ như 8/3, 20/10 hay Vu Lan báo hiếu, Ngày của Mẹ là dịp để mỗi người con tri ân công ơn dưỡng dục của mẹ. Đây cũng là dịp để mỗi người thể hiện tình cảm, tấm lòng hiếu thảo của mình với mẹ.
Thời gian qua, tỉnh Vĩnh Long đã cụ thể hóa các chương trình, kế hoạch về công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số trong thời kỳ mới, tạo điều kiện cho đội ngũ này được học tập, rèn luyện, thử thách trong thực tiễn, qua đó từng bước nâng cao năng lực, khắc phục khó khăn trong học tập và công tác.
Theo Ban Dân tộc tỉnh Vĩnh Long, tỉnh có cơ cấu đa dân tộc. Ngoài dân tộc Kinh, các dân tộc thiểu số khác chiếm khoảng 2,7% dân số toàn tỉnh; trong đó, nhiều nhất là dân tộc Khmer chiếm gần 2,1%, người Hoa chiếm khoảng 0,6% ... Do đó, công tác phát triển đảng viên, xây dựng lực lượng đoàn viên, hội viên, đội ngũ cán bộ chủ chốt trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số được tỉnh quan tâm.
Toàn tỉnh có 516 cán bộ, công chức, viên chức và 673 đảng viên là người dân tộc thiểu số. Bên cạnh đó, công tác quy hoạch, bổ nhiệm công chức, viên chức người dân tộc thiểu số cũng đạt được kết quả tích cực. Toàn tỉnh hiện có 4 trường hợp giữ vị trí lãnh đạo, quản lý các cơ quan chuyên môn, đơn vị sự nghiệp công lập các cấp; có 31 trường hợp quy hoạch chức danh ban giám hiệu nhà trường; 14 trường hợp quy hoạch phó, trưởng trạm và trưởng, phó khoa các cấp...
Xác định xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên nhằm đáp ứng yêu cầu công tác trong thời kỳ mới, từ năm 2016 đến nay, địa phương đã cử tham gia đào tạo trình độ chuyên khoa I một trường hợp, đào tạo trình độ thạc sỹ trong nước 6 trường hợp và ở nước ngoài một trường hợp, đào tạo trình độ đại học 15 trường hợp…
Thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ Tiểu dự án 2 của Dự án 5 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, từ năm 2021 đến nay, Ban Dân tộc tỉnh phối hợp với Học viện Dân tộc tổ chức 11 lớp bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho 321 học viên…
Cùng với đó, tỉnh Vĩnh Long cũng tập trung thực hiện các chương trình, chính sách của Trung ương và chính sách đặc thù của địa phương trên các lĩnh vực. Điển hình như tại huyện Tam Bình, từ năm 2020 đến nay, địa phương đã thực hiện chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn cho 104 lượt người; hỗ trợ về phát triển giáo dục mầm non, hỗ trợ ăn trưa đối với trẻ em mẫu giáo vùng dân tộc thiểu số cho 249 lượt trẻ và hỗ trợ giáo viên mầm non dạy lớp ghép, tăng cường tiếng Việt cho 18 lượt giáo viên...
Theo Trưởng ban Dân tộc tỉnh Vĩnh Long Thạch Dương, qua triển khai các chính sách trong công tác dân tộc đã tạo điều kiện và động lực để cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số tham gia học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và theo vị trí việc làm, góp phần xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ, nhất là ở cấp cơ sở. Đặc biệt, lực lượng này có nhiều ưu thế trong tìm hiểu, nắm bắt tâm tư, tình cảm của đồng bào dân tộc thiểu số, có vai trò quan trọng trong tuyên truyền. vận động, tham mưu triển khai hiệu quả các chương trình, dự án... thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, góp phần kéo giảm tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số đến nay chỉ còn khoảng 3,45% (khoảng 302 hộ).
Ông Thạch Dương cho biết, mặc dù các chương trình, kế hoạch về công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số được quan tâm thực hiện, tuy nhiên đến nay số lượng cán bộ, công chức, viên chức dân tộc thiểu số còn thiếu và chưa đảm bảo cơ cấu, tỷ lệ hợp lý; cán bộ người dân tộc thiểu số giữ chức vụ lãnh đạo cấp tỉnh, huyện còn ít; nguồn cán bộ cận kề người dân tộc thiểu số còn hạn chế...
Thời gian tới, Ban Dân tộc tỉnh sẽ tiếp tục kiến nghị địa phương quan tâm bổ sung đủ biên chế cho tổ chức bộ máy Ban Dân tộc để thực hiện tốt công tác tham mưu tỉnh triển khai các chính sách, chương trình, dự án liên quan đến đồng bào dân tộc thiểu số. Ban đề nghị tỉnh chỉ đạo các địa phương tăng cường rà soát, quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ là người dân tộc thiểu số đang công tác ở các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã để tạo nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý; đồng thời xem xét có chính sách đặc thù tuyển dụng công chức, viên chức đối với người dân tộc thiểu số và chú trọng phát hiện, quy hoạch, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao...
Ngoài ra, Ban Dân tộc tiếp tục phối hợp các ngành liên quan trong đào tạo, nâng cao chất lượng nhân lực vùng đồng bào dân tộc thiểu số, tổ chức các lớp bồi dưỡng cán bộ cơ sở nhằm bảo đảm đáp ứng được yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ trong tình hình mới… góp phần tích cực thúc đẩy kinh tế-xã hội của tỉnh nói chung và vùng đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng.
Theo điều tra, Australia đã trở thành quốc gia có đa số người nhập cư với hơn 50% người dân được sinh ra ở nước ngoài hoặc có cha/mẹ là người nhập cư.
Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, kết quả tổng điều tra dân số Australia năm 2021, được công bố ngày 28/6, cho thấy nước này đã trở thành quốc gia có đa số người nhập cư với hơn 50% người dân được sinh ra ở nước ngoài hoặc có cha/mẹ là người nhập cư.
Cuộc điều tra, do Cơ quan Thống kê Australia (ABS) thực hiện vào tháng 8/2021, chỉ ra rằng quy mô dân số của nước này đã tăng gấp đôi trong vòng 50 năm qua.
Cụ thể, kể từ năm 2017, Australia đã có thêm hơn 1 triệu cư dân mới, trong đó có 51% người có nguồn gốc nước ngoài.
Cơ cấu dân số của quốc gia này cũng có sự thay đổi đáng kể, thể hiện qua việc Ấn Độ vượt qua Trung Quốc và New Zealand trở thành một trong 3 quốc gia có số dân nhập cư vào Australia nhiều nhất trong vòng 5 năm, chỉ sau Anh.
Khoảng 220.000 người sinh ra ở Ấn Độ đã trở thành cư dân Australia tính từ năm 2016 đến 2021, trong đó người dân gốc Nepal chiếm tỷ lệ lớn thứ hai.
So với kết quả của cuộc tổng điều tra dân số hồi năm 2016, những số liệu mới nhất phản ánh 5,5 triệu người dân Australia, chiếm gần 21% dân số, sử dụng ngôn ngữ không phải là tiếng Anh tại nhà, tăng 800.000 người.
Khoảng 850.000 người không nói tốt hoặc hoàn toàn không biết tiếng Anh.
Tiếng Trung Quốc vẫn là ngôn ngữ phổ biến thứ hai tại Australia, sau tiếng Anh. Tiếp theo là tiếng Arab và tiếng Punjabi (Ấn Độ).
Cuộc tổng điều tra dân số 5 năm thực hiện một lần của Australia là thước đo quan trọng, cho thấy bức tranh đang dần thay đổi của một đất nước đa văn hóa.
Đặc biệt, cuộc điều tra mới đây nhất được xem là rất đáng chú ý, khi quốc gia lớn nhất châu Đại Dương vừa trải qua một giai đoạn tiếp nhận người nhập cư thấp nhất trong nhiều năm qua do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.
Với diện tích đất rộng lớn, nhưng thưa dân số, việc quản lý và mở rộng số người nhập cư là vấn đề rất quan trọng của Australia. Tuy nhiên, đây lại là vấn đề gây tranh cãi trong nội bộ các đảng phái và ngành công nghiệp Australia nhiều năm qua.
Trong năm 2021, báo cáo giữa các thế hệ do Chính phủ Australia phát hành ước tính 97.000 người dân địa phương đã ra nước ngoài sinh sống và làm việc giai đoạn 2020-2021 và dự báo khoảng 77.000 người khác sẽ rời khỏi Australia trong năm tiếp theo.
Báo cáo trên cũng dự báo tình trạng di cư ròng ra nước ngoài của nước này sẽ đạt mức 235.000 người mỗi năm vào khoảng năm 2024-2025./.