Bộ phận nhân sự của công ty bạn đã có đủ kỹ năng quản lý nhân sự hiệu quả chưa? Làm thế nào để người quản trị có đầy đủ kỹ năng quản lý giỏi? Đây là bài toán đau đầu khiến bất kì nhà quản lý nào cũng loay hoay và mong muốn tìm ra một giải pháp hoàn hảo nhất để quản lý thành công hơn.

Kỹ năng quản lý nhân sự hiệu quả

Các kỹ năng quản lý hiệu quả cần phải được đào tạo:

Người quản trị nhân sự cần phải có khả năng giao tiếp và làm việc với tập thể. Bạn cần phải tỏ ra nhạy bén và khéo léo trong cách ứng xử với nhân viên để tránh xảy ra hiểu lầm không đáng có. Ngoài ra, họ cũng là một “chuyên gia tâm lý” hiểu rõ tính cách và tính chất công việc từng người, luôn sẵn sàng hỗ trợ nhân viên đưa ra những lời khuyên thích hợp nhất.

Khả năng giao tiếp là khả năng cần thiết nhất không chỉ trong nghề quản trị nhân sự mà tất cả các công việc khác. Hãy luôn trau dồi kỹ năng giao tiếp hiệu quả để trở thành một nhà quản trị thành công.

Kỹ năng thuyết phục và đàm phán

Kỹ năng đàm phán và thuyết phục sẽ hỗ trợ người quản trị nhân sự và thay mặt doanh nghiệp thực hiện:

Khả năng đọc vị người đối diện

Việc nắm bắt tốt tâm lý người khác sẽ hỗ trợ nhà quản lý rất nhiều khi phỏng vấn ứng viên, nhận biết hay cả khi đánh giá chính xác được tiềm năng của ứng viên. Nếu bạn trau dồi tốt kỹ năng này, bạn sẽ thành công trong việc tiếp cận, chia sẻ và giữ chân các nhân tài trong công ty.

Ở bất kỳ công ty nào, bộ phận nhân sự luôn là người dung hòa giữa người lao động và người sử dụng lao động. Do đó, người ở vị trí nhân sự phải có các nguyên tắc cơ bản để đảm bảo quyền lợi chính đáng cho cả hai bên.

Kỹ năng chuyên môn của người quản lý nhân sự

Một người quản trị nhân sự cần phải linh hoạt và có đầy đủ các kỹ năng chuyên môn để quản trị nhân sự hiệu quả, đó là:

Các nhà quản trị luôn nhớ rằng, việc nâng cao kỹ năng chuyên môn là luôn cần thiết và không bao giờ thừa. Khi bạn có năng lực thực sự thì bất cứ môi trường, điều kiện công việc nào nói chung và quản lý ngành nhân sự nói riêng đều không khiến bạn hoang mang. Hơn ai hết, làm nhiệm vụ quản lý con người thì kiến thức là điều cần thiết.

Lòng tâm huyết với nghề quản trị nhân sự

Một người quản trị nhân sự là người có tâm huyết và nhiệt huyết làm việc với doanh nghiệp nhất. Họ được xem là “bảo mẫu” doanh nghiệp, chăm lo đến công việc và nhu cầu của nhân viên cũng như bám sát chiến lược doanh nghiệp. Họ cần công tâm và đảm bảo công bằng giữa nhân viên và quản lý.

Ngoài 10 kỹ năng cần thiết giúp nhà quản trị nhân sự hiệu quả trên, hiện nay họ có xu hướng tiếp cận và ứng dụng các phần quản lý nhân sự vào quy trình quản lý doanh nghiệp. Tại JobTest đã và đang cung cấp AiHR – phần mềm quản lý nhân sự cho nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ trên toàn quốc. Với các tính năng nổi bật cùng lợi ích vượt trội, JobTest đã giúp các doanh nghiệp đặc biệt là nhà quản trị giải được các bài toán đau đầu về quản lý thành công về nhân sự. Chọn ngay AiHR – phần mềm quản lý nhân sự để không bỏ lỡ cơ hội cải thiện quy trình quản lý cho doanh nghiệp bạn.

Hiện nay, nhân sự đang là ngành “hot”, một trong những ngành đang thu hút nhiều người. Với sự phát triển của Việt Nam hiện tại cộng với sự đầu tư của các tập đoàn lớn của nước ngoài, nhu cầu phát triển nguồn nhân lực của mỗi công ty là rất lớn để cạnh tranh trong bối cảnh thị trường lao động Việt Nam đang khan hiếm nhân tài cho các vị trí cao cấp. Chính vì vậy, mỗi doanh nghiệp cần phải có các nhân viên nhân sự giỏi để phát triển nhân tài cho công ty.

Yêu cầu chung đối với các ứng viên cho vị trí này là kinh nghiệm, vốn sống, khả năng phân tích và định hướng, tầm nhìn, khả năng tổ chức và quan trọng là kỹ năng làm việc trong tập thể. Tuy nhiên, công việc nào thì cũng cần có những kỷ năng thì mới trở nên chuyên nghiệp và vươn lên những vị trí cao hơn. Cùng tìm hiểu xem đối với lĩnh vực nhân sự thì những kỹ năng nào là cần thiết nào!

Những đặc điểm về các kỹ năng chuyên môn không thể thiếu thiếu với người làm quản trị nhân sự, đó là: dự báo nhu cầu nhân sự và hoạch định nguồn nhân lực, phác họa chân dung ứng viên tốt từ các nhân tố thành công của công việc, sắp xếp một cuộc phỏng vấn ấn tượng và thành công, đặt câu hỏi phỏng vấn để nhận diện được “bản chất” ứng viên, xây dựng hệ thống thông tin nội bộ hai chiều, hướng dẫn nhân viên mới hội nhập công ty…

Hãy luôn nhớ rằng, nâng cao kỹ năng chuyên môn là vô cùng quan trọng và không bao giờ thừa. Khi bạn có năng lực thực sự thì bất cứ môi trường, điều kiện công việc nào nói chung và quản lý nhân sự nói riêng đều không khiến bạn hoang mang. Hơn ai hết, làm nhiệm vụ quản lý con người thì kiến thức là điều cần thiết.

Bạn phải giỏi về các kỹ năng nhân sự, bao gồm: Chiến lược và quản lý nhân sự, Kế hoạch về nguồn nhân lực và phát triển nhân lực, Thiết kế bộ máy tổ chức, Tuyển dụng, Đào tạo, Phương pháp nâng cao hiệu quả công việc, Lương bổng và các khoản phúc lợi, hỗ trợ nhân viên.

Phẩm chất đầu tiên của người làm công tác nhân sự là sự tận tụy vì công tác nhân sự đa phần là “lo cho người khác” từ những việc cụ thể như lương bổng, phúc lợi đến huấn luyện đào tạo cũng như tổ chức bộ máy… Ngoài ra, người làm công tác nhân sự cần có khả năng phân tích và tổ chức tốt để đảm bảo nguồn nhân lực có tính kế thừa và lâu dài.

Nghề nhân sự đòi hỏi người nhân viên phải có kỹ năng về giao tiếp và làm việc với tập thể, bạn phải tỏ ra nhạy bén, khéo léo trong cách ứng xử với các nhân viên trong công ty, hiểu rõ tính cách và tính chất công việc của từng người, luôn sẵn sàng giúp đỡ và đưa ra những lời khuyên thích hợp khi cần thiết .

Kỹ năng giao tiếp là một trong những kỹ năng mềm cần thiết nhất không chỉ trong nghề quản lý nhân sự mà tất cả các công việc khác. Tìm hiểu thêm Những kỹ năng giao tiếp hiệu quả và thành công để các bạn có thể hiểu rõ hơn điều đó.

Bên cạnh kỹ năng giao tiếp, đặc biệt là khả năng thuyết phục cũng nằm trong số những yêu cầu cần thiết khi tuyển dụng nhân viên nhân sự.

Kỹ năng thuyết phục người lao động và thuyết phục cả người sử dụng lao động trong quá trình hóa giải các mâu thuẫn nội tại hoặc trong quá trình thuyết phục cấp trên chấp thuận kế hoạch do mình đề xuất.

Ở bất cứ vị trí quản lý nào, bạn đều phải chịu áp lực trong công việc. Nếu bạn không luyện kỹ năng kể trên, áp lực mà bạn phải chịu sẽ còn tăng hơn rất nhiều.

Khả năng phát hiện, giải quyết vấn đề và chất lượng ra quyết định thể hiện trình độ năng lực của một người quản lý, giúp vượt lên trên các đối thủ cạnh tranh.

Bạn phải sử dụng kỹ năng này rất nhiều, đặc biệt khi bạn phải thương lượng mức lương cho nhân viên mới, thuyết phục cả nhân viên lẫn ban Giám đốc để giải quyết tranh chấp và xung đột lao động, v.v…

Đối với những công ty lớn có chính sách nhân sự bài bản, bạn không thể nào đảm nhận cùng lúc tất cả các công việc trong công ty mà chỉ có thể đảm nhận từng phần (đơn giản vì khối lượng công việc quá nhiều). Vì thế, trong công việc, bạn cần có sự hỗ trợ của các phòng ban khác và các bộ phận chức năng của phòng Nhân sự để hoàn thành công việc. Bạn là một thành viên của nhóm, thành công hay thất bại của nhóm cũng chính là thành công hay thất bại của bạn. Vì thế, bạn cần hoà đồng với mọi người và phối hợp thật tốt với nhóm của bạn để công việc được tiến hành thuận lợi.

Để trau dồi các kiến thức cũng như nâng cao kỹ năng của mình, người làm nghề nhân sự cần biết “lắng nghe”! Đi sâu đi sát với nhân viên và kịp thời điều chỉnh những quan hệ lao động một cách nhanh kịp thời trong mọi tình huống, biến cố. Thỉnh thoảng, một giám đốc nhân sự giỏi còn phải biến mình thành một thuyết khách, nhà ngoại giao giỏi, giúp động viên, hợp lực toàn công ty để cùng “lái con thuyền doanh nghiệp” đi lên.

Trong quá trình làm việc, bạn sẽ giải quyết rất nhiều tình huống mâu thuẫn giữa người lao động và doanh nghiệp. Bạn phải giải quyết bài toán khó này để không làm mất lòng hai bên. Người làm HR cần có một “cái đầu tỉnh và một trái tim nóng”.

Nắm bắt tâm lý người khác tốt sẽ giúp bạn rất nhiều khi phỏng vấn ứng viên, nhận biết, đánh giá chính xác được tiềm năng của họ. Nếu có khả năng này thì bạn dễ dàng trong việc tiếp cận, chia sẻ và giữ nhân viên giỏi trong công ty tránh tình trạng “nhảy việc”.

Trong bất cứ công ty nào thì bộ phận nhân sự cũng luôn luôn phải là người dung hòa giữa người lao động và người sử dụng lao động. Do đó, người phụ trách nhân sự phải có các nguyên tắc cơ bản để đảm bảo quyền lợi chính đáng cho cả hai bên. Đối với tôi, điều quan trọng nhất là công ty phải tuân thủ theo các yêu cầu về luật pháp. Ngoài ra, người làm nhân sự cũng phải luôn quan tâm đến hoàn cảnh của cá nhân.

Ngoài những yếu tố chuyên môn cần thiết mà nghề nhân sự đòi hỏi, muốn trở thành một nhà nhân sự giỏi cần có thêm những điều kiện sau:

Phải là một nhà chiến lược kinh doanh cho công ty và tổ chức, phải là người thuộc nhóm tham mưu những kế hoạch định hướng cho Ban Giám đốc hay Hội đồng quản trị.

Quan trọng nhất, người làm nghề nhân sự cần có “tâm” đối với nghề nghiệp cũng như với các đồng nghiệp xung quanh.

Làm việc trong một môi trường tập thể, hỗ trợ phát triển cùng các cộng sự đắc lực của mình.

Nghề nhân sự không đòi hỏi bạn phải bắt đầu bằng một bằng cấp chuyên nghiệp. Điều quan trọng là bạn phải yêu mến nghề này và có các tố chất yêu cầu. Để có thể giữ vị trí quản lý đối với nghề nhân sự, các bạn trẻ hãy bắt đầu bằng những công việc cụ thể. Nếu có phẩm chất phù hợp và phát triển tốt các kỹ năng chuyên môn thì vấn đề thăng tiến chỉ là thời gian.

Trường Đào Tạo Kỹ Năng Quản Lý SAM