Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.

Lao động và thị trường lao động

Câu hỏi: Em hãy đọc các trường hợp sau để trả lời câu hỏi:

(1) - Hoạt động của bác A nhằm tạo ra các sản phẩm tranh thêu, phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của khách hàng trong và ngoài nước; đồng thời cũng đem lại nguồn thu nhập để bác A trang trải cuộc sống.

- Lao động là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người nhằm tạo ra các sản phẩm phục vụ cho các nhu cầu của đời sống xã hội.

(2) - Vai trò như thế nào trong hoạt động kinh tế:

+ Trong hoạt động sản xuất, lao động được coi là yếu tố đầu vào, ảnh hưởng tới chi phí tương tự như việc sử dụng các yếu tố sản xuất khác.

+ Lực lượng lao động là một bộ phận của dân số, là người được hưởng thụ lợi ích của quá trình phát triển.

(3) - Trong thông báo tuyển dụng, các công ty đưa ra mức lương và chế độ đãi ngộ cho người lao động nhằm mục đích: thu hút, tuyển dụng được những lao động có tay nghề cao, phù hợp với yêu cầu công việc.

Câu hỏi: Em hãy đọc các thông tin sau để trả lời câu hỏi:

(1) - Trong năm 2021, trên thị trường Việt Nam có sự chênh lệch giữa cung - cầu lao động, theo hướng: nguồn cung lao động lớn hơn so với nhu cầu tuyển dụng việc làm.

=> Sự chênh lệch giữa cung - cầu lao động này đã dẫn tới việc: 3,2% lực lượng lao động trong độ tuổi bị thất nghiệp và 3,1% người lao động trong độ tuổi thiếu việc làm.

(2) - Những chủ thể tham gia vào hoạt động tuyển dụng là:

- Các yếu tố cần có trong hoạt động tuyển dụng là:

+ Nguồn cung (bao gồm cả: nguồn cung lao động và nguồn cung việc làm).

+ Nguồn cầu (bao gồm cả: nhu cầu làm việc và nhu cầu tuyển dụng)

+ Giá cả sức lao động (tiền công, tiền lương, chế độ đãi ngộ,…).

Các lý thuyết kinh tế về việclàm

Khi xem xét quan hệ cung – cầu và sự biến động của lực lượng lao động ta có thể vận dụng các mô hình việc làm, cung cầu, dịch chuyển lao động, gia tăng và biến động việc làm. Các mô hình kinh tế có liên quan đến việc làm, thất nghiệp nổi tiếng như Thuyết tiếp thị địa phương, Trường phái cổ điển (A.Smith và D.Ricardo), Lý thuyết việc làm của J.M.Keynes, Lý thuyết việc làm và thất nghiệp của C.Mác mà ngày nay còn ảnh hưởng đến chính sách việc làm của nền kinhtế.

Tiếp thị địa phương được định nghĩa là: “Một kế hoạch tổng hợp đồng bộ giới thiệu về một địa phương với những đặc điểm nổi bật, các ưu thế hiện có và viễn cảnh phát triển lâu dài của địa phương đó nhằm thu hút các nhà đầu tư, kinh doanh, những người du lịch, những cư dân đến địa phương đó tìm những cơ hội đầu tư kinh doanh hay thỏa mãn các nhu cầu tiêu dùng của mình, từ đó thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội chung của địa phương”.

Kinh tế học đã nghiên cứu hiện tượng di dân từ nông thôn ra thành thị và hiện tượng chảy máu chất xám của các nước thế giới thứ ba khi những người sinh viên tốt nghiệp không muốn quay về quê hương/đất nước cũ làm việc {Torado, 1998}. Lý do chính được giải thích cho hiện tượng này là cơ hội việc làm và mức thu nhập cao ở thành thị và các nước công nghiệp pháp triển.

Mặc dù đã tìm hiểu, khảo sát kỹ lưỡng trên nhiều nguồn thông tin khác  nhau nhưng tác giả vẫn không tìm được các mô hình và thang đo về các yếu tố ảnh hưởng đến định hướng việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp. Lý thuyết tiếp thị địa phương của Kotler et al {1993} được sử dụng làm cơ sở cho nghiên cứu địnhtính.

Theo đó, sự hấp dẫn của địa phương thể hiện thông qua các hình ảnh, chính sách, cơ hội phát triển và điều kiện sống đối với dân cư nói chung, đối với sinh viên tốt nghiệp nói riêng. Các yếu tố ảnh hưởng đến định hướng việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp đã được phát triển và làm rõ hơn trong lý thuyết tiếp thị địa phương (Marketing Places) của Kotler, Haider, Rein{1993}.

Theo Kotler et al{1993}, có ba thành phần chính tạo nên sự hấp dẫn của  một địa phương cho việc thu hút dân cưmới:

▪Các vốn quý độc đáo của riêng địa phương đang có hoặc có tiềm năng nhưng chưa khai thác.

▪Các dịch vụ cho những con người cụ thể và gia đình của họ, như những ưu đãi về thuế, nhà ở hấp dẫn, môi trường giáo dục tốt, chi phí rẻ, điều kiện an sinh xã hội tốt, thái độ tích cực niềm nở đối với người mới đến v.v…

▪Các dịch vụ tái định cư, nỗ lực tìm kiếm cơ hội việc làm cho người thân hay đối tác.

Luyện tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Bài 5

- Ý kiến a. Không đồng tình, vì: người lao động làm bất cứ công việc nào mà tạo ra thu nhập và không bị pháp luật cấm thì đều được coi là có việc làm.

- Ý kiến b. Không đồng tình, vì: nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp phụ thuộc vào nhiều yếu tố, ví dụ như: sự biến động của kinh tế trong và ngoài nước; quy mô và tình hình sản xuất của doanh nghiệp… Ví dụ: cuối năm 2022 - đầu năm 2023, do sự suy thoái của nền kinh tế thế giới, các doanh nghiệp ở Việt Nam rơi vào tình trạng thiếu đơn hàng, nên đã dẫn đến “làn sóng” sa thải, cắt giảm hàng loạt nhân sự.

- Ý kiến c. đồng tình, vì: việc chia sẻ nguồn dữ liệu về cung - cầu lao động sẽ góp phần kết nối được người lao động với nhà tuyển dụng, giúp cho: người lao động tìm được chỗ làm phù hợp và người sử dụng lao động tìm được người thích hợp.

- Ý kiến d. Đồng tình, vì: người lao động làm bất cứ công việc nào mà tạo ra thu nhập và không bị pháp luật cấm thì đều được coi là có việc làm.

+ Bên cạnh mức lương (tiền công), thì chế độ đãi ngộ là một trong những động lực giúp người lao động tích cực, hăng hái và nhiệt tình hơn trong công việc.

+ Việc đưa ra chế độ đãi ngộ hợp lí, không chỉ giúp người lao động cải thiện đời sống vật chất, tinh thần; nâng cao năng suất và hiệu quả làm việc; mà còn giúp cho doanh nghiệp: thu hút hoặc duy trì được nguồn lao động có chất lượng cao, từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất.

Thị trường lao động và thị trường việc làm sẽ biến động như thể nào trong các trường hợp sau?

a. Cung về lao động trên thị trường ngày càng tăng nhưng không tăng đều giữa các ngành nghề.

b. Có nhiều nhà máy, xí nghiệp mới xây dựng trong khu vực.

c. Nhà nước công bố quy định tăng lương cơ bản cho người lao động.

d. Nhà nước có chủ trương chuyển từ nền kinh tế truyền thống sang kinh tế số.

Em hãy đưa ra lời khuyên cho các nhân vật trong các trường hợp sau:

a. Bạn B đang học lớp 11. Từ nhỏ, bạn đã có niềm đam mê với công nghệ, mong muốn trở thành một kĩ sư công nghệ thông tin nhưng bố mẹ không ủng hộ vì muốn bạn theo học đại học Y để trở thành bác sĩ.

b. Anh H mới tốt nghiệp đại học nhưng khả năng sử dụng ngoại ngữ và công nghệ thông tin cũng như kĩ năng giao tiếp còn nhiều hạn chế. Anh đã ba lần tham gia tuyển dụng nhưng vẫn chưa tìm được việc làm.

c. Với mơ ước trở thành công dân toàn cầu để có thể làm việc ở bất cứ nơi đâu, bạn A chỉ tập trung vào học ngoại ngữ.

Vận dụng Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Bài 5

Em hãy xác định nghề mình sẽ lựa chọn trong tương lai và xây dựng kế hoạch để thực hiện sự lựa chọn đó.

Em hãy tìm hiểu những thông tin về xu hướng tuyển dụng của thị trường lao động Việt Nam trong 5 năm tới và chia sẻ với các bạn trong lớp.

Thuyết kinh tế theo trường phái cổ điển (A.Smith vàD.Ricardo)

A.Smith cho rằng trong điều kiện thị trường cạnh tranh tự do, bàn tay vô hình đảm bảo quân bình và hoàn hảo trong xã hội, đạt được phúc lợi cá nhân và phúc lợi chung. D.Ricardo và A.Marshall cũng cùng quan điểm khi cho rằng nền kinh tế thị trường là nền kinh tế tự điều tiết và không thất sự cần thiết điều tiết của Nhà nước. Mô hình cổ điển có 4 hướng để làm tăng việc làm: (i) Cải tiến tổ chức, dự báo tốt để tránh thất nghiệp cơ cấu; (ii) Hạ thấp độ phi thỏa dụng biên của lao động qua tiền lương thực tế; (iii) Tăng thêm năng suất biên vật chất của lao động trong các ngành sản xuất hàng hóa cho người ăn lương; (iv) Tăng giá hàng hóa không dành cho người ăn lương so với giá cả các hàng hóakhác.