Bạn có nhu cầu gửi thư quốc tế? Nhưng bạn không biết phí gửi thư quốc tế như thế nào? Các bước gửi thư ra sao? Đừng lo! Thông Tiến Logistics sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi này. Bạn chỉ cần dành ra 2 phút xem ngay bài viết dưới đây của Thông Tiến Logistics thôi!
Các trích đoạn tiêu biểu của một số tác phẩm đoạt Huy chương Vàng
"...Chao ơi, bao nhiêu con người là bấy nhiêu số phận. Tất cả những yêu thương, đau xót, bạc bẽo, dại khờ cùng những hiểu biết cặn kẽ về cách thức phòng tránh AIDS sẽ được cháu chuyển tải vào phim một cách nhẹ nhàng mà sâu sắc. Cháu hi vọng, với sức ám ảnh đặc biệt, những bộ phim này sẽ vào trong đốt lửa lòng người, xoa dịu nỗi đau, xóa đi mặc cảm và thức tỉnh lương tri của những người còn thờ ơ trước căn bệnh này..."
(Hồ Thị Hiếu Hiền, Việt Nam- giải Nhất Quốc tế (HCV) cuộc thi Viết thư Quốc tế UPU lần thứ 39-2010)
"...Thế giới của tôi thật khác lạ. Thế giới ấy không hề có hận thù, chiến tranh và chủ nghĩa bè phái. Lá cờ của hoàn hảo tung bay trên khắp thế giới của tôi và đoàn kết dưới bầu trời là mặt trăng của thân thiện và mặt trời của tự do. Mỗi lần nhắm mắt lại, tôi mơ về một thế giới nơi có chim bồ câu bay lượn và ánh đèn bừng sáng từ làng mạng ven sườn núi mỗi khi màn đêm buông xuống.
Thế giới của tôi là một giấc mơ, giấc mơ ấy đưa tôi đi du ngoạn trên mọi nẻo đường, trên những con thuyền nơi cảng biển và chu du cùng ánh nắng mặt trời, đắm mình cùng ánh nắng phía chân trời và chạm vào cầu vồng, giấc mơ lại đưa tôi ngao du cùng mặt trăng trên đường trở về từ những xứ sở nơi người dân tưng bừng chào đón lễ hội bằng pháo hoa tỏa hình sao lấp lánh. Đó là một thế giới mà chúng ta tìm thấy nền văn minh, chợ cổ và những ngôi nhà có cửa sổ rực rỡ sắc hoa hồng.
Trong thế giới của tôi, tiếng chuông thánh đường Hồi giáo và chuông nhà thời cùng gióng lên khúc hát ru, và một ngôi sao duyên dáng tỏa sáng rực rỡ giữa muôn vì sao nhỏ nhảy múa xung quanh mỗi khi đêm về. Đó là một thế giới luôn giang rộng cánh tay của mình cho tất cả mọi người, không hề phân biệt màu da...."
(Sara Jadid, Lebanon- giải Nhất Quốc tế (HCV) cuộc thi Viết thư Quốc tế UPU lần thứ 44-2015)
"...Và từ nơi đây, từ trong đau đớn tột cùng của một đứa trẻ đã chết từ trong yên bình, nhẹ nhõm nơi thiên đàng, tôi viết thư cho anh – là tôi, 45 tuổi còn sống nơi trần thế. Anh sẽ hỏi sao không phải một độ tuổi nào khác? Anh bạn, tôi chọn anh – tuổi 45 – là bởi khi ấy ta đã định vị được bản thân trong cuộc đời. Khi tôi 45 tuổi, còn sống – là anh – ta sẽ thế nào nhỉ? Một ông bố? Một công chức bình dân? Hay một nhân vật có khả năng thay đổi thế giới? Anh biết đấy, Steve Jobs của Apple cũng là một người di cư. Và ta sẽ sống ở đâu? Trở về quê hương Syria hay ở miền đất hứa trời Âu? Thế giới khi ấy sẽ ra sao/ Có như thiên đàng tôi đang sống? Tuổi 45 ngỡ sẽ đến như một lẽ tự nhiên ư? Không! Có những tuổi 45 mãi mãi chỉ là ước mơ không thành hiện thực. Ai sẽ cho tôi và những đứa trẻ như tôi tuổi 45? Ai sẽ cho chúng tôi cuộc đời? Làm sao để tất cả mọi người đều có tuổi 45, tuổi 55 và hơn thế nữa? Câu hỏi ấy ai sẽ trả lời cho tôi, thưa anh!"
(Nguyễn Thị Thu Trang, Việt Nam- giải Nhất Quốc tế (HCV) cuộc thi Viết thư Quốc tế UPU lần thứ 45-2016)
Cuộc thi được nhà nước Việt Nam chính thức công nhận là cuộc thi hợp pháp và được Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Vietnam Post và Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi Đồng phối hợp tổ chức thường niên từ năm 1987 (có 2 năm bị gián đoạn) đến nay.[2] Cuộc thi diễn ra khoảng 5 tháng (từ giữa tháng 10 năm trước và kết thúc vào giữa tháng 2 năm sau) thu hút đông đảo học sinh cả nước tham gia. Ban tổ chức quốc gia sẽ thành lập ra 2 đội ngũ giám khảo là Thường trực ban giám khảo (Ban sơ khảo)[8] và Ban giám khảo chính thức (Ban chung khảo)[9] để tiến hành chấm bài.
Cơ cấu giải thưởng của Việt Nam gồm 1 giải Nhất, 3 giải Nhì, 5 giải Ba và 30 giải Khuyến khích cùng với các giải phụ khác.[10] Các giải thưởng của cuộc thi sẽ được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận như là giải thưởng của kì thi học sinh giỏi môn Ngữ Văn. Tại vòng Chung khảo, sau khi tìm ra 4 bức thư có điểm số cao nhất, Ban Chung khảo sẽ mở một cuộc họp, dưới sự chủ trì của Trưởng ban Giám khảo (thường là Phó chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam: nhà thơ Trần Đăng Khoa); các ủy viên sẽ trao đổi, thảo luận kỹ sau đó tiến hành bỏ phiếu kín để chọn 1 giải Nhất. Bài thi chiếm được 60% (hoặc hơn) số phiếu bầu từ Ban chung khảo Quốc gia sẽ được chọn trao giải Nhất và được các chuyên gia của Ban tổ chức dịch sang đồng thời cả tiếng Anh và tiếng Pháp, đại diện cho Việt Nam dự thi Quốc tế tại Tổng hành dinh của Liên minh Bưu chính Thế giới (Bern, Thụy Sĩ).[11]
Đương kim Quán quân UPU Việt Nam là em Đỗ Quang Minh (Thành Phố Đà Nẵng) - UPU 53.[12]
Ngày 9 tháng 10 năm 2017, tại Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh Quảng Ninh; Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, báo Thiếu niên Tiền phong và Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam đã phối hợp tổ chức Lễ Kỷ niệm tròn 30 Việt Nam tham gia cuộc thi Viết thư Quốc tế UPU (1987-2017); Trao giải Khuyến khích Quốc tế cuộc thi Viết thư Quốc tế lần thứ 46 và Phát động cuộc thi Viết thư Quốc tế lần thứ 47-2018. Tham dự buổi Lễ, có Nguyên Phó chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa; Nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Đỗ Trung Tá, các thành viên Ban Tổ chức, Ban Giám khảo Quốc gia; các Cựu Quán quân UPU Việt Nam (Các thí sinh đã từng đoạt giải Nhất Quốc gia) qua 30 năm cuộc thi được tổ chức tại Việt Nam.[13][14]
- Từ năm 1997, xét thấy tầm quan trọng của cuộc thi này, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quyết định công nhận học sinh đoạt giải chính thức cấp Quốc gia của cuộc thi UPU là Học sinh giỏi Quốc gia môn Ngữ văn (tương ứng với giải). Tuy nhiên, 20 năm sau, năm 2017, do xét thấy không công bằng với học sinh tham gia kỳ thi chọn Học sinh giỏi Quốc gia (do Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì và là nguồn gốc của danh hiệu này), Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (Nguyễn Thị Nghĩa) đã có cuộc họp với đại diện lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông, chính thức dừng việc công nhận học sinh đoạt giải Quốc gia UPU là HSG Quốc gia môn Ngữ văn. Như vậy, kể từ năm 2018 trở đi, học sinh đoạt giải UPU không còn được hưởng các chính sách ưu tiên của HSG Quốc gia môn Ngữ văn. Các thí sinh đoạt giải chính thức cấp Quốc gia từ năm 2016 trở về trước (Nhất, Nhì, Ba, Khuyến khích) vẫn được công nhận là Học sinh giỏi Quốc gia môn Ngữ văn tương ứng bởi Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Ban đầu, Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ quyết định tặng bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho học sinh Việt Nam đi thi và đoạt giải Nhất, Nhì, Ba Quốc tế tương ứng với Huy chương Vàng, Bạc và Đồng. Mãi đến năm 2013, bắt đầu từ cuộc thi lần thứ 42, Bộ xem xét lại và đã quyết định trao tặng bằng khen cho cả học sinh đoạt giải Khuyến khích Quốc tế. bởi số lượng giải thưởng Quốc tế là rất ít (1 Nhất, 1 Nhì, 1 Ba và tối đa không quá 5 giải Khuyến khích Quốc tế mỗi năm trên toàn thế giới).
- Từ năm 1999, theo đề nghị của Ban Biên tập Báo Thiếu niên Tiền phong, Ban Bí thư Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã quyết định trao tặng Huy hiệu Tuổi trẻ sáng tạo - phần thưởng cao quý của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh cho các em đoạt giải Nhất, Nhì Quốc gia Cuộc thi Viết thư Quốc tế UPU. Phần thưởng này vẫn đang tiếp tục được trao tính đến nay (2022).[10]
- “Thư cho em bé không nhà ở, trong đó em hãy bày tỏ ý nghĩ của mình về bổn phận và trách nhiệm của cả loài người trong việc cải thiện điều kiện cho những người không có nơi ăn chốn ở.” - UPU lần thứ 16 (1987)
- “Hành trình của một lá thư” - UPU lần thứ 17 (1988)
- “Bạn hãy nói cho tôi nghe bằng cách nào chúng ta có thể bảo vệ được thiên nhiên và tô điểm cho Trái đất này bằng cỏ hoa và cây xanh” - UPU lần thứ 18 (1989)
- “Các bạn trẻ, chúng ta cần phải làm gì để đấu tranh chống nạn đói trên thế giới” - UPU lần thứ 19 (1990)
- “Tại sao hôm nay tôi viết thư cho mẹ?” - UPU lần thứ 20 (1991)
- “Bức thư của một thủy thủ trên tàu Christophe Colombia khi tìm ra châu Mỹ gửi cho một em bé ở thế kỷ XX” - UPU lần thứ 21 (1992)
- “Bạn ơi, bạn hãy bảo tôi, bằng cách nào những người trẻ tuổi chúng ta có thể giúp đỡ các trẻ em ở một nước đang có chiến tranh” - UPU lần thứ 22 (1993)
- “Ngay cả những bức thư nhỏ cũng đi xa” - UPU lần thứ 23 (1994)
- “Thư cho một người bạn để hiểu về đất nước mình” - UPU lần thứ 24 (1995)
- “Niềm thích thú khi viết một bức thư” - UPU lần thứ 25 (1996)
- “Thư gửi một người mà tôi ngưỡng mộ nhất – UPU lần thứ 26 (1997)
- “Tôi viết thư cho một người bạn (trai hoặc gái) để nói cho bạn ấy rõ quan niệm của tôi về những quyền của con người” – UPU lần thứ 27 (1998)
- “Tôi viết thư cho một người bạn (trai hoặc gái) để nói rõ Bưu chính đối với tôi có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống hàng ngày” – UPU lần thứ 28 (1999)
- “Tôi viết bức thư này để nói lời cảm ơn” – UPU lần thứ 29 (2000)
- “Tôi viết bức thư này cho bạn để nói về tình bạn và những sự khác biệt của chúng ta” – UPU lần thứ 30 (2001)
- “Lá thư gửi cho người mà em thấy thiếu vắng” – UPU lần thứ 31 (2002)
- “Tôi viết lá thư này cho bạn để trao đổi làm thế nào chúng ta có thể xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn” – UPU lần thứ 32 (2003)
- “Tôi viết thư trao đổi với bạn: Thiếu nhi chúng mình có thể làm gì để góp phần xóa đói giảm nghèo – UPU lần thứ 33 (2004)
- “Thư gửi nhân vật cổ tích mà em yêu thích” – UPU lần thứ 34 (2005)
- “Tôi viết thư cho bạn: Các dịch vụ bưu chính đã giúp tôi nối liền thế giới như thế nào?” – UPU lần thứ 35 (2006)
- “Hãy tưởng tượng bạn là một động vật hoang dã, nơi sinh sống của bạn đang bị đe dọa bởi những biến đổi của thời tiết và môi trường. Bạn hãy viết một bức thư gửi con người trên Trái đất, bày tỏ với họ xem con người có thể làm gì nhẵm giúp bạn sống sót” – UPU lần thứ 36 (2007)
- “Hãy viết thư cho một người nào đó để nói tại sao thế giới cần sự khoan dung” - UPU lần thứ 37 (2008)
- “Hãy viết thư cho một người nào đó để nói vì sao điều kiện lao động thuận lợi có thể mang lại một cuộc sống tốt đẹp hơn” – UPU lần thứ 38 (2009)
- “Hãy viết thư cho một người nào đó để nói vì sao sự hiểu biết về HIV/AIDS và tự bảo vệ mình trước căn bệnh này là rất quan trọng” - UPU lần thứ 39 (2010)
- "Hãy tưởng tượng mình là một cây đang sống trong một khu rừng. Em hãy viết thư cho 1 người nào đó để giải thích vì sao việc bảo vệ rừng là rất quan trọng” - UPU lần thứ 40 (2011)
- “Hãy viết thư cho một vận động viên hoặc một nhân vật thể thao mà em ngưỡng mộ để nói Thế vận hội Olympic Games có ý nghĩa gì đối với mình” - UPU lần thứ 41 (2012)
- “Em hãy viết một bức thư để nói tại sao nước là quý” - UPU lần thứ 42 (2013)
- “Hãy viết một bức thư diễn tả âm nhạc có thể lay động đời sống như thế nào” - UPU lần thứ 43 (2014)
- “Hãy viết một bức thư nói về thế giới bạn muốn được lớn lên trong đó” - UPU lần thứ 44 (2015)
- "Hãy viết một bức thư cho chính mình năm 45 tuổi" - UPU lần thứ 45 (2016)
-"Hãy tưởng tượng bạn là cố vấn cho Tổng Thư ký mới của Liên hợp quốc; vấn đề toàn cầu nào bạn sẽ giúp ông ấy xử lý trước tiên và giải quyết vấn đề đó như thế nào?" - UPU lần thứ 46 (2017)
-"Hãy tưởng tượng bạn là một bức thư du hành vượt thời gian. Bạn muốn truyền tải thông điệp gì đến độc giả của mình?" - UPU lần thứ 47 (2018)
-"Hãy viết một bức thư về người hùng của bạn" - UPU lần thứ 48 (2019)
-''Em hãy viết thông điệp gửi một người lớn về thế giới chúng ta đang sống'' - UPU 49 (2020)
-"Em hãy viết thư cho một người thân trong gia đình để chia sẻ trải nghiệm của mình về đại dịch COVID-19" - UPU lần thứ 50 (2021)
-"Em hãy viết thư gửi một người có tầm ảnh hưởng để trình bày lý do và cách thức họ cần hành động trước khủng hoảng khí hậu" - UPU lần thứ 51 (2022)
- "Tưởng tượng em là một siêu anh hùng mang sứ mệnh làm cho mọi con đường trên thế giới an toàn hơn với trẻ em. Hãy viết một bức thư cho ai đó để nói về sức mạnh siêu phàm giúp em hoàn thành sứ mệnh của mình" - UPU lần thứ 52 (2023)
- "Trong hành trình 150 năm qua, UPU đã phục vụ hơn tám thế hệ người dân toàn cầu. Từ đó đến nay, thế giới đã có nhiều thay đổi. Hãy viết thư gửi các thế hệ tương lai để kể về thế giới mà bạn hy vọng họ được kế thừa” - UPU lần thứ 53 (2024)
Ngày 09 tháng 10 năm 2009, Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Minh Triết đã đến dự Lễ trao giải Nhì Quốc tế - Huy chương Bạc cuộc thi Viết thư Quốc tế UPU lần thứ 38 cho học sinh Việt Nam đoạt giải và hoan nghênh Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng các cơ quan khác đã phối hợp tổ chức tốt cuộc thi viết thư UPU tại Việt Nam. Ông phát biểu:[15]
"Chúng ta không chỉ chúc mừng cho tác giả Việt Nam đầu tiên đoạt giải Nhì UPU quốc tế lần thứ 38 - cháu Nguyễn Đắc Xuân Thảo mà còn chúc mừng cho thiếu nhi Việt Nam. Những lớp thiếu nhi Việt Nam luôn là những cháu ngoan của Bác Hồ, con ngoan của cha mẹ, trò ngoan của thầy cô giáo, là lớp người sẽ kế tục xuất sắc sự nghiệp cách mạng của cha ông. Tôi tin rằng bản lĩnh trí tuệ của Việt Nam đã hun đúc cho các cháu những tiềm năng, sức mạnh to lớn để có thể tự hào sánh vai với bạn bè thế giới, thi đua học tập tốt, đoạt nhiều giải cao hơn nữa tại cuộc thi tầm cỡ Quốc tế này, mang vinh quang về cho Tổ quốc...”
- Trung Quốc là Quốc gia đoạt Huy chương Vàng nhiều nhất, với 5 Huy Chương Vàng các năm 1981, 1983, 1994, 1999 và 2011.[7] Đây cũng là một trong số các Quốc gia chỉ tổ chức cuộc thi ở các trường trọng điểm, chất lượng cao với mục đích tìm ra tác phẩm dự thi hoàn hảo nhất, không triển khai trên toàn quốc như đa số các Quốc gia khác.
- Việt Nam là quốc gia có số lượng bài dự thi nhiều nhất.[4] Có năm lên tới 3,2 triệu bài.[16] Năm 2021 và 2022, số lượng thí sinh Việt Nam tham dự cuộc thi là khoảng 1 triệu.[17][18]
- Cathrine Dufour - một trong những vận động viên đua ngựa xuất sắc nhất của Đan Mạch, người nhiều lần tham gia các Thế vận hội Olympic, đã từng đoạt Huy chương Bạc của cuộc thi Viết thư Quốc tế UPU năm 2005.
- Ireland và Tây Ban Nha là 2 Quốc gia trong lịch sử, đoạt Huy chương Vàng liên tiếp trong 2 năm. (Ireland 1986, 1987; Tây Ban Nha 2000, 2001)
- Trong lịch sử, có 3 năm mà Giám khảo Quốc tế không thể phân định được Quốc gia nào xứng đáng đoạt Huy chương Vàng hơn, và trao Huy chương Vàng cho cả hai đại diện: 2011 (Trung Quốc và Barbados); 2002 (Cộng hòa Nam Phi và Venezuela); 2000 (Đức và Tây Ban Nha).[7]