Khi Quý khách ăn cơm trắng, khoai hoặc thức ăn chứa nhiều tinh bột, Quý khách thường cảm thấy có vị ngọt. Đó là vì trong nước bọt có chứa enzyme phân giải đường. Vậy enzyme này là gì? Bài viết sau đây sẽ giúp Quý khách hiểu rõ trong nước bọt có enzyme gì và vai trò của nước bọt đối với hệ tiêu hóa.

Vai trò của amylase đối với hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ

Enzyme amylase đóng vai trò là chất xúc tác, giúp cho quá trình tiêu hóa và hấp thu tinh bột ở ruột non diễn ra dễ dàng hơn.

Trẻ nhỏ là đối tượng hay gặp vấn đề về tiêu hóa do hệ tiêu hóa chưa phát triển hoàn chỉnh. Các men tiêu hóa tiết ra hạn chế, chưa đủ để thức ăn được tiêu hóa một cách hoàn toàn. Đây là nguyên nhân gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa, với các triệu chứng điển hình như khó tiêu, đầy hơi, chướng bụng, nôn mửa, ăn vào lại ói ra, dẫn đến tình trạng trẻ biếng ăn. Ngoài ra, khi các hợp chất hữu cơ như glucid, protid, lipid không được hấp thụ hoàn toàn, sẽ dẫn đến hiện tượng trẻ bị tiêu chảy, đi ngoài phân sống.

Do đó, việc bổ sung các loại men tiêu hóa, trong đó có enzyme amylase cho đối tượng trẻ nhỏ, nhất là các trẻ biếng ăn, rối loạn tiêu hóa là điều rất cần thiết. Khi trẻ được bổ sung men tiêu hóa amylase, thức ăn sẽ nhanh chóng được phân giải thành các chất dinh dưỡng và hấp thu bởi ruột, hỗ trợ làm trống ống tiêu hóa, tạo cho trẻ cảm giác thèm ăn, mau đói, không còn cảm giác khó chịu do tình trạng đầy hơi, chướng bụng, ăn không tiêu. Một số bé thường xuyên bị nôn trớ do giảm tiết enzyme thì việc sử dụng men amylase cũng cho kết quả tốt.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Sẽ có nhiều người cho rằng nước bọt khá bẩn và không có lợi ích gì. Tuy nhiên, qua nhiều nghiên cứu đã chứng minh được tác dụng của nước bọt rất tốt cho sức khỏe của con người. Nó có thể giúp cầm máu, tăng khả năng diệt khuẩn phòng bệnh răng miệng, hỗ trợ tiêu hóa tốt , chống lão hóa,….

Nước bọt (nước miếng, nước dãi) là một hỗn hợp dịch nhầy, màu sắc trong, phần bọt được tiết ra từ tuyến nước bọt trong miệng sẽ có nhiều công dụng khác nhau.

Thành phần enzyme ptyalin của nước bọt có tác dụng tốt cho tiêu hóa. Bên cạnh đó nước bọt còn có chứa muramidase có khả năng diệt khuẩn, phòng ngừa nhiễm trùng ở vùng miệng hiệu quả.

Các tuyến nước bọt thường sản xuất ra với số lượng nước bọt khoảng 150ml cho đến 1300ml/ngày. Nước bọt sẽ bị ảnh hưởng về lượng và độ nhầy do nhiều yếu tố chẳng hạn như cơ học, thần kinh, hóa học, tâm lý.

Vị trí hoạt động của tuyến nước bọt là nằm ở khắp vùng khoang miệng. Các tuyến nước bọt thường đổ vào miệng và trải đều ở mọi nơi trên niêm mạc của miệng. Nó có chức năng rất quan trọng trong giai đoạn đầu của quy trình xử lý thức ăn.

Tuyến nước bọt về mặt cấu tạo nó nằm trong nhóm tuyến ngoại tiết bao gồm ống tuyến và nang tuyến có chức năng chính là sản xuất nước bọt:

Nang tuyến là sự kết hợp chặt chẽ giữa các tế bào chế tiết với nhau hợp thành và đổ vào hệ thống ống tuyến.

Bao gồm 3 loại nang tuyến nước bọt đó là:

Tùy theo từng loại tế bào chế tiết của nang. Mà mỗi nang tuyến nước bọt sẽ có một các màng đáy bao quanh mỗi hàng tế bào. Phía bên ngoài sẽ là tế bào cơ – biểu mô có chức năng co bóp để di chuyển nước bọt vào ống tuyến.

Nhiều ống tuyến nhỏ sẽ cùng nhau kết hợp lại và hình thành nên ống gian tiểu thùy, ống gian thùy, đến ống chính và đổ vào miệng. Thành ống tuyến lớn sẽ có nhiều điểm tương tự như biểu mô ở tuyến nước bọt và lát tầng không sừng hóa.

Nhờ vào nhiều yếu tố kết hợp lại mới có thể giúp cho các ống tuyến nước bọt hoạt động tốt. Quan trọng nhất đó là nhờ vào cơ xung quanh ống có sự co bóp diễn ra một cách nhịp nhàng với nhau.

Tùy vào từng độ tuổi và nhiều tác nhân thứ phát mà thành phần, số lượng cũng như nồng độ pH của nước bọt sẽ có nhiều sự thay đổi.

Một khi phản xạ thần kinh gặp phải các vấn đề rối loạn sẽ làm mất cân bằng cơ chế tiết nước bọt. Có thể xảy ra tình trạng giảm hoặc tăng tiết nước bọt khiến bệnh nhân gặp nhiều khó chịu.

Rất nhiều người có thói quen nhổ nước bọt vì nghĩ ngậm nước bọt khó chịu, nuốt thì sẽ không sạch sẽ. Tuy nhiên, bạn sẽ phải ngạc nhiên trước những tác dụng của nước bọt đối với sức khỏe đấy:

Trong nước bọt có chứa nhiều dịch nhầy có vai trò “bôi trơn” thực phẩm, giúp cho quá trình vận chuyển thức ăn đến dạ dày diễn ra nhanh hơn, hỗ trợ tốt cho hệ tiêu hóa.

Giữ cho vùng khoang miệng luôn đủ độ ẩm, không bị khô rát, khó chịu. Khi vùng miệng bị khô bạn sẽ hiểu rõ được tầm quan trọng như chất bôi trơn này của nước bọt.

SLI có trong nước bọt là một loại protein được đánh giá cao về khả năng tăng nhanh đông máu, ngăn ngừa nhiễm khuẩn và giúp lành thương nhanh chóng. Nếu nhổ răng hay trong miệng có vết thương thì nước bọt sẽ hỗ trợ cầm máu khá tốt.

Ngoài ra, khi bị đứt tay người ta thường hay đưa tay lên miệng để nhờ sự hỗ trợ của nước bọt giúp cầm máu nhanh chóng.

Thực tế, nước bọt có chứa thành phần kháng khuẩn có thể ngăn ngừa các bệnh nhiễm trùng khoang miệng, giảm nguy cơ viêm lợi, sâu răng như một hàng rào diệt vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua đường miệng.

Nước bọt sẽ giúp loại bỏ các mảnh vụn thực phẩm còn bám dính lại trên khoang miệng, giúp cho răng sạch sẽ và khô thoáng hơn.Nếu bị khô miệng, ắt hẳn vi khuẩn sẽ dễ dàng làm tổ trong khoang miệng của bạn.

Cách 2: Ngọc dịch dưỡng sinh (Quỳnh dịch dưỡng sinh)

Trước khi đi ngủ bạn cần chải răng, chải lưỡi và dùng chỉ nha khoa loại bỏ mảng bám, vụn thức ăn thật sạch sẽ. Sáng dậy đảo lưỡi lần lượt bên trái và bên phải, mỗi bên ít nhất 10 lần cho ra nước bọt và nuốt dần.

Theo quan điểm của người xưa, thực hiện phương pháp này đều đặn sẽ kéo dài tuổi thọ, làm chậm quá trình lão hóa.

Bạn có biết rằng nước bọt cũng đóng vai trò rất quan trọng hỗ trợ cho quá trình chăm sóc và duy trì sức khỏe răng miệng. Bất cứ vấn đề nào cũng sẽ biểu hiện thông qua nước bọt để cảnh báo như việc khô miệng, hơi thở, nước bọt có mùi hôi.

Để chăm sóc sức khỏe răng miệng tốt nhất, chúng ta hãy lưu ý các vấn đề sau đây:

Tại TPHCM, bạn có thể đến với Nha khoa Đông Nam để kiểm tra sức khỏe, tình trạng răng miệng của mình, lắng nghe những lời tư vấn Miễn Phí.

Đội ngũ bác sĩ chuyên về răng hàm mặt hơn 15 năm sẽ giúp cho bạn hiểu rõ hơn về răng miệng của mình cũng như loại bỏ được những nguy cơ gây hại cho răng.

Các trang thiết bị hiện đại cùng công nghệ tân tiến được thực hiện trong môi trường vô trùng sẽ không xảy ra tình trạng lây nhiễm chéo.

Như vậy, những tác dụng của nước bọt thật kỳ diệu phải không nào? Mong rằng mọi người đã hiểu rõ về công dụng của nước bọt và phát huy chúng đúng cách, cũng như chủ động chăm sóc sức khỏe răng miệng tốt hơn.

Nếu còn những thắc mắc khác cần được tư vấn, vui lòng liên hệ qua tổng đài 1900 7141 hoặc đến trực tiếp các chi nhánh Nha Khoa Đông Nam gần nhất để được bác sĩ thăm khám và tư vấn Miễn Phí!

Nước bọt và chẩn đoán bệnh tật

Trong thành phần nước bọt có chứa huyết thanh. Vì vậy, có thể dùng nước bọt để lấy mẫu thử xét nghiệm mà không cần các biện pháp xâm lấn (ví dụ: lấy máu).

Hiện nay nước bọt được sử dụng để phân tích và chẩn đoán các bệnh như:

Nước bọt hỗ trợ chẩn đoán và đánh giá nguy cơ sâu răng:

Hy vọng qua những thông tin trên đây, Quý khách đã hiểu nước bọt có enzym gì và tác dụng của nước bọt đối với răng miệng. Để tuyến nước bọt hoạt động tốt, Quý khách hãy uống đủ nước mỗi ngày giúp hoạt động tiết nước bọt diễn ra trơn tru hơn.

Nếu Quý khách gặp các vấn đề về sức khỏe răng miệng, hãy liên hệ với nha khoa Tâm Đức Smile ngay bằng cách:

Enzyme amylase là một trong những men tiêu hóa quan trọng, xúc tác cho quá trình thủy phân tinh bột ở ruột non diễn ra nhanh chóng và dễ dàng hơn.

Amylase là một loại enzyme rất cần thiết cho hệ tiêu hóa, thuộc nhóm enzyme thủy phân. Alpha-amylase (α-amylase) là dạng chủ yếu của enzyme amylase, được tìm thấy ở người và các động vật có vú khác, giúp thủy phân liên kết alpha của các polysaccharide như tinh bột và glycogen, tạo ra những cơ chất đơn giản như glucose và maltose. Alpha-amylase cũng có mặt trong các hạt thực vật sử dụng tinh bột như một loại năng lượng dự trữ, trong vi khuẩn và trong chất tiết của một số loại nấm.

Ở người, enzyme amylase có trong nước bọt (hay còn gọi là ptyalin) và trong dịch tiết của hệ tiêu hóa. Amylase là một trong những enzyme có nhiều ứng dụng trong các ngành như công nghiệp, y tế và nhiều lĩnh vực kinh tế khác, đặc biệt đối với ngành công nghiệp thực phẩm.

Enzyme amylase được ứng dụng rất rộng rãi trong nhiều lĩnh vực: