Ngành ngôn ngữ học (언어학) được phân loại vào lĩnh vực (ngành học rộng) là nhân văn (인문계열), ngành ngôn ngữ học lại được chia ra thành nhiều chuyên ngành học nhỏ khác nhau tại từng trường khác nhau như sau:

Các chuyên ngành học ngôn ngữ của các trường dạy tốt

korea.net.vn - Website Tư vấn Du học Hàn Quốc uy tín số 1 tại Việt Nam

3784 Lượt xem image/svg+xml image/svg+xml image/svg+xml image/svg+xml image/svg+xml

2876 Lượt xem image/svg+xml image/svg+xml image/svg+xml image/svg+xml image/svg+xml

2692 Lượt xem image/svg+xml image/svg+xml image/svg+xml image/svg+xml image/svg+xml

2267 Lượt xem image/svg+xml image/svg+xml image/svg+xml image/svg+xml image/svg+xml

1906 Lượt xem image/svg+xml image/svg+xml image/svg+xml image/svg+xml image/svg+xml

1817 Lượt xem image/svg+xml image/svg+xml image/svg+xml image/svg+xml image/svg+xml

Hướng đi đúng các Đại Học Việt Nam là dạy bằng tiếng Anh hoàn toàn, có thể song ngữ năm đầu tiên kèm với học 1 buổi tiếng Anh tăng cường, tăng thời lượng từ năm 2 và hoàn toàn vào năm 3, năm 4 để sinh viên Việt Nam có thể làm việc khắp nơi trên thế giới. Đã học tới bậc Đại Học (đại là to lớn) thì phải khác. Đã đến lúc sinh viên 1 số nước có thể chọn Việt Nam để du học vì Đại Học Việt Nam cũng dạy một số ngành bằng tiếng Anh giống Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Mã Lai, thậm chí nhiều Đại Học Trung Quốc cũng dạy bằng tiếng Anh các ngành khoa học, công nghệ và kinh tế tài chính….

Một trong những trường ở miền Bắc đã đi đầu trong vấn đề này là trường ĐH Việt Pháp (miền Trung có Duy Tân, miền Nam có RMIT, Việt Đức). Đây là xu thế rất đúng và hầu như các trường đều phải chuyển mình, thay đổi nếu không muốn chẳng có thí sinh nào theo học trong vài năm tới. Thí sinh nào bây giờ cũng chỉ tìm trường có dạy nhiều tiếng Anh mà thôi, vì đỡ phải học thêm bên ngoài và nắm chắc suất thất nghiệp nếu tiếng Anh bập bẹ sau khi ra trường. Tiếng Việt ai cũng rành rồi, mình học ĐH phải rành 1-2 sinh ngữ nữa mới tồn tại được trong thị trường lao động cạnh tranh khốc liệt như hôm nay. Trường quốc tế mở ra nhiều, du học sinh về, người nước ngoài sang làm việc….sẽ đẩy người giỏi cỡ nào đi nữa mà mù ngoại ngữ sang bộ phận chạy vặt hoặc mãi không thăng tiến được. Doanh nghiệp nào giờ cũng giao lưu quốc tế, họp hành quốc tế liên miên, thuê nhân sự không biết ngoại ngữ, cử đi nước ngoài phải cắt cử thêm 1 phiên dịch, tốn chi phí. Cho nên 18 tuổi đã chọn đi học thì lựa ngành đào tạo bằng tiếng Anh luôn mà học.

Tuyển thẳng thí sinh có IELTS từ 6.5 trở lên sẽ giúp các trường tuyển được những thí sinh chất lượng. Đầu vào 6.5 IELTS cũng là đầu vào của nhiều ĐH trên thế giới, chúng ta không thể khác được. Ai đủ trình thì học ĐH, không biết tiếng Anh hoặc dở tiếng Anh thì nên chọn 1 nghề nghiệp nào đó để theo đuổi, chứ không nên mọi giá học ĐH rồi góp phần vô lực lượng cử nhân, kỹ sư, thạc sĩ đang không có việc quá nhiều trong xã hội nước ta hiện nay.

Đầu ra chuẩn IELTS 6.5 hay 7.0 như một số khoa của ĐH Cần Thơ, ĐH Thái Nguyên cũng giúp sinh viên của riêng các khoa này ra trường 100% có việc làm lương rất cao. Trong khi một số ĐH công lập cũ kỹ lâu đời lại chưa chuyển mình cập nhật xu thế mới, rất đáng tiếc. Các ĐH cần xây dựng lộ trình giảng dạy và mời thuê giảng viên nước ngoài về giảng, thuê Việt Kiều và du học sinh về. Đổi mới hay là đóng cửa, một khi ĐH tự chủ tài chính, một ĐH là 1 doanh nghiệp lớn. Nhập khẩu giáo trình tiếng Anh, thuê mướn giáo viên dạy bằng tiếng Anh và xây dựng đội ngũ giảng viên cơ hữu dạy bằng tiếng Anh y chang như là đầu tư cho cơ sở hạ tầng nhà máy xí nghiệp máy móc dây chuyền….của một doanh nghiệp vậy. Máy móc có xịn có tốt thì sản phầm đầu ra (sinh viên tốt nghiệp) mới đạt chuẩn quốc tế, mới bán được sức lao động. Hàng hoá xí nghiệp vẫn dây chuyền sản xuất từ thời bao cấp tới giờ vẫn vậy thì khó cạnh tranh trên thị trường lắm. Học sinh muốn có IELTS cũng không khó, chỉ cần 1 cái máy tính có loa, có internet là học thoải, giữa rừng không 1 bóng người vẫn học tốt như thường. Ai có khả năng tự học tốt mới nên vô ĐH, còn lại thì không nên. Tinh tốt hơn đa.

Sản phẩm nào cũng phải đổi mới, sản phẩm giáo dục càng phải đổi mới. Thất nghiệp nghĩa là hàng tồn, bán không được thì phải càng xem lại vì sao thế giới và xã hội không chấp nhận dùng hàng của mình. Các ĐH cũ kỹ cần cải tổ, nếu không phát triển được thì phải đóng cửa giống như các xí nghiệp bao cấp vậy. Sản phẩm không bán được thì đóng cửa. Cho các ĐH tự chủ hết, ai trụ được thì trụ chứ sao rót tiền cho các ĐH được. Dở thì dẹp theo quy luật thị trường. Giảng viên không dùng được tiếng Anh thì sắp xếp cho nghỉ chứ không biết tiếng Anh thì là sao nghiên cứu tài liệu, rồi giao lưu họp hành quốc tế, hướng dẫn sinh viên nước ngoài sang nước ta du học. Máy móc cũ là phải bỏ, mạnh dạn thay đổi dây chuyền máy móc mới, tiên tiến.